Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và ngành chức năng nhấn nút khai trương Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh Bắc Kạn thể hiện quyết tâm trong Chuyển đổi số 

Theo đó, xác định 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước bao gồm: Nông nghiệp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế; Giáo dục; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Giao thông vận tải; Công Thương.

Nông nghiệp

Thực hiện chuyển đổi số trong Nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu, vì vậy, trong lĩnh vực này sẽ tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) về nhãn hiệu sản phẩm nông nghiệp trên môi trường mạng, về thông tin nông nghiệp.

Xây dựng website quảng bá, giới thiệu, quản lý, buôn bán sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bắc Kạn.

Triển khai ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS hỗ trợ quản lý, giám sát và cảnh báo dịch bệnh; đưa vào sử dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao quy trình theo hướng hữu cơ, GAP… thông qua các phần mềm hỗ trợ trồng trọt, nông lịch, hệ thống tưới tự động.

Triển khai các ứng dụng, cảm biến cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai, nguồn nước để người dân chủ động các giải pháp nâng cao chất lượng sản xuất, nuôi trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.

Phát triển các nền tảng số, nền tảng thương mại điện tử, nền tảng truy xuất nguồn gốc… cho nông nghiệp, nông thôn và người nông dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quy trình sản xuất kinh doanh, quản lý, giám sát chuỗi cung ứng sản phẩm.

Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh sẽ tập trung phát triển ứng dụng di động hỗ trợ tra cứu, tìm hiểu thông tin dành cho khách du lịch; chuẩn hóa nội dung số giới thiệu về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn và phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh.

Xây dựng thông tin tên đường, biển báo, di tích văn hóa lịch sử; cung cấp wifi miễn phí tại các địa điểm du lịch; triển khai các dịch vụ thanh toán trực tuyến (qua ví, thẻ ngân hàng trực tuyến, QR Code...) tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng các ứng dụng giám sát, cảnh báo an toàn, hỗ trợ khách du lịch trong những trường hợp cần sự trợ giúp, trường hợp khẩn cấp; nghiên cứu, ứng dụng du lịch thực tại ảo, thực tại tăng cường, ảnh 360 độ... phục vụ khách du lịch.

Số hóa các di sản văn hóa để phổ cập qua công nghệ số; ứng dụng công nghệ số trong công tác tập luyện, tổ chức thi đấu thể thao.

Xây dựng Đề án Thư viện số tại Thư viện tỉnh.

Y tế

Chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế sẽ tập trung vào các nhiệm vụ như: Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và hệ thống công nghệ thông tin của các cơ sở y tế để hoạt động trên môi trường số; triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, kết nối hồ sơ sức khỏe điện tử tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Hoàn thiện, phát triển các CSDL chuyên ngành y tế, nhất là dữ liệu cho hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử; phổ cập nhập liệu điện tử bằng máy tính tại các bệnh viện, các trạm y tế xã, phường thay vì dùng bản giấy.

Kết nối thông tin y tế tới các cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh để thuận tiện cho quá trình theo dõi, chăm sóc sức khỏe.

Triển khai hệ thống quản lý khám chữa bệnh (HIS) tại các cơ sở khám chữa bệnh, phần mềm quản lý xét nghiệm (LIS), lưu trữ truyền tải hình ảnh (RISPACS).

Triển khai việc đăng ký, khám chữa bệnh từ xa.

Phát triển, hoàn thiện CSDL về y tế, ứng dụng các công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) trong việc xây dựng, lưu trữ dữ liệu y tế. Ứng dụng các công nghệ phân tích (trí tuệ nhận tạo AI) để phân tích số liệu về hoạt động y tế kịp thời, dự báo chính xác về diễn biến tình trạng sức khỏe, bệnh tật và dịch bệnh trong cộng đồng, từ đó có các chính sách quản lý y tế phù hợp.

Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý và cổng thông tin về ngộ độc thực phẩm, phản ánh các thông tin mất an toàn vệ sinh thực phẩm, cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm cho người dân qua các ứng dụng nhắn tin di động, kết nối với thông tin kiểm nghiệm thực phẩm.

Triển khai ứng dụng đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, triển khai Hệ thống CSDL Dược quốc gia, kết nối liên thông CSDL cung ứng thuốc trên toàn quốc; triển khai hệ thống tiêm chủng quốc gia....

Thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc cho từng người dân như là bác sĩ riêng, hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị.

Giáo dục

Các nhiệm vụ, giải pháp sẽ được chú trọng để chuyển đổi số trong lĩnh vực Giáo dục tại tỉnh Bắc Kạn đó là xây dựng CSDL kết nối, liên thông hệ thống thông tin các trường học trong tỉnh và sử dụng công cụ phân tích dữ liệu để quản lý hoạt động giáo dục; đảm bảo kết nối, báo cáo liên thông dữ liệu từ cơ sở giáo dục với hệ thống CSDL toàn quốc của ngành Giáo dục.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các nền tảng số để đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học (bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, bài giảng dạy trên truyền hình, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác... giúp kết hợp học trên lớp và học trực tuyến); đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá, phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho tất cả các môn học của giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

100% đơn vị quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có trang, cổng thông tin điện tử, cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tập trung chuyển đổi số trong công tác quản lý giáo dục; xây dựng nền tảng quản trị giáo dục thông minh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính.

Phổ cập hệ thống quản lý trường học số, đảm bảo sẵn sàng việc quản lý trực tuyến trên môi trường số, quản lý thu/chi không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; số hóa các loại học bạ, sổ điện tử, hệ thống quản lý bán trú và các hệ thống, ứng dụng trực tuyến khác liên quan đến các cơ sở giáo dục.

Triển khai nền tảng quản lý mã định danh, xác thực người dùng trên môi trường số của ngành Giáo dục; xây dựng văn hoá số trong ngành Giáo dục.

Nghiên cứu, triển khai thí điểm hệ thống lớp học thông minh tại một số trường trên địa bàn tỉnh...

Tài nguyên và Môi trường

Chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường, giải pháp ưu tiên đó là phát triển các mô hình kiểm soát ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; cảnh báo sớm thiên tai; quản lý chất thải thông minh; triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ số để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xây dựng

Để chuyển đổi số trong lĩnh vực Xây dựng, sẽ xây dựng, hoàn thiện hệ thống CSDL chuyên ngành về nhà ở, bất động sản; về nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng; về quy hoạch xây dựng.

Ứng dụng nền tảng GIS để xây dựng quy trình lập quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng; ứng dụng nền tảng mô hình thông tin công trình (BIM) cho việc xây dựng quy trình nhận hồ sơ, thẩm định dự án xây dựng.

Áp dụng khoa học kỹ thuật, các tiêu chuẩn tiêu chí phù hợp, hướng tới triển khai xây dựng đô thị thông minh trên toàn tỉnh.

Giao thông vận tải

Triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực Giao thông vận tải sẽ hợp tác và khuyến khích các doanh nghiệp giao thông vận tải thông minh tham gia mở rộng tại thị trường Bắc Kạn qua các ưu đãi, tài trợ phù hợp; phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, các đường cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics.

Xây dựng hệ thống kiểm soát nhận dạng phương tiện; triển khai hệ thống giám sát hành trình thông minh.

Triển khai thí điểm và ứng dụng các công nghệ giao thông mới như: Đèn giao thông thông minh, quản lý giao thông thông minh, điểm đỗ xe thông minh.

Triển khai hệ thống quản lý điều hành giao thông thông minh; hỗ trợ lái xe an toàn trên địa bàn thành phố Bắc Kạn; hỗ trợ giám sát các đối tượng khả nghi tham gia giao thông; kết nối, chia sẻ, cung cấp dữ liệu giao thông cho trung tâm điều hành thành phố thông minh, CQS.

Xây dựng bản đồ GIS về logistics; nghiên cứu thành lập Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics; từng bước thiết lập đồng bộ nền tảng giao dịch số về logistics để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước.

Công Thương

Trong lĩnh vực Công Thương sẽ xây dựng kế hoạch thúc đẩy thanh toán điện tử trên cả khu vực công và tư. Đẩy mạnh ứng dụng online banking; khuyến khích doanh nghiệp cũng như tiểu thương sử dụng các dịch vụ trực tuyến như trả lương qua ngân hàng, thanh toán online, mua sắm online.

Xây dựng, hoàn thiện CSDL ngành Công Thương; xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại.

Phát triển cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã ứng dụng các giải pháp thương mại điện tử và tham gia hội nhập phát triển trong các sàn giao dịch thương mại điện tử trong, ngoài nước và của tỉnh Bắc Kạn.

Tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả; kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng...

Với mỗi ngành cần ưu tiên chuyển đổi số kể trên, trong Đề án chuyển đổi số tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh cũng giao cụ thể trách nhiệm chủ trì, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cho các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện./.

backan.gov.vn
Theo https://chuyendoiso.dangcongsan.vn/chinh-quyen-so/8-linh-vuc-uu-tien-trong-chuyen-doi-so-cua-tinh-bac-kan-giai-doan-2022-2025-74.html