Hình ảnh: Nghiên Cứu Pháp Luật: Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang vừa phát hiện 2 hộ kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam số 1
Hàng hoá vi phạm giả mạo nhãn hàng/ Ảnh: Cục QLTT Tuyên Quang
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục QLTT về việc tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ và xác định đây là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa lâu dài. Qua đó, Lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo quyết liệt các Đội QLTT tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ trên địa bàn. Đặc biệt là các mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân. 
Theo báo cáo, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2021, Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang đã xử lý 35 vụ, nộp ngân sách nhà nước trên 200 triệu đồng đối với các hành vi về buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như xâm phạm quyền sỡ hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh.
Điển hình như, 2 vụ việc gần đây trong 2 tuần đầu tháng 6, Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện 2 hộ kinh doanh vi phạm pháp luật cụ thể như sau: 
Ngày 16/6/2021, Đội Quản lý thị trường số 4 và số 5 phối hợp kiểm tra đột xuất một hộ kinh doanh tạp hoá TS (huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) do ông Mạc Quang T làm chủ và thu giữ khoảng 60 gói (loại 1kg) bột ngọt nghi giả nhãn hiệu AJINOMOTO ngay tại cửa hàng. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ của lô hàng. Đội Quản lý thị trường số 4 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hoá nêu trên, do có dấu hiệu vi phạm để xử lý theo quy định. 
Hình ảnh: Nghiên Cứu Pháp Luật: Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang vừa phát hiện 2 hộ kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam số 2
Lực lượng chức năng lặp biên bản tạm giữ hàng hoá để xác minh/ Ảnh: Cục QLTT Tuyên Quang
Trước đó, vào ngày 04/6/2021 Đội QLTT số 2 - Cục Quản lý thị trường Tuyên Quang đã tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh Ông Nguyễn Thu Đông. Qua kiểm tra thực tế đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang bán hàng hóa gồm 68 bộ quần áo, 17 áo phông mang các nhãn hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike (trị giá19.720.000 nghìn đồng) toàn bộ số hàng hóa không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike đang được bảo hộ tại Việt Nam. Đội QLTT số 2 đã tạm giữ hàng hóa để xác minh, xử lý theo quy định.
Đến ngày 10/6/2021, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành đối với hộ kinh doanh Nguyễn Thu Đông (Shop Nhật Minh) tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang với số tiền 16.000.000 triệu đồng.
Qua thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thẩm tra, xác minh, phối hợp với các đại diện chủ thể sở hữu nhãn hiệu đang được bảo hộ, đã xác định:Toàn bộ số hàng hóa 68 bộ quần áo, 17 áo phông mang các nhãn hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike đang tạm giữ của hộ kinh doanh Nguyễn Thu Đông là hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu Adidas và Nike đang được bảo hộ tại Việt Nam.
Hình ảnh: Nghiên Cứu Pháp Luật: Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang vừa phát hiện 2 hộ kinh doanh hàng hoá giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam số 3
Hàng hoá vi phạm/ Ảnh: Cục QLTT Tuyên Quang
Đội QLTT số 2 đã hoàn thiện hồ sơ vụ việc, trình Cục trưởng Cục QLTT Tuyên Quang xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, còn buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn đối với mặt hàng vi phạm, đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm gồm 68 bộ quần áo Adidas, 17 chiếc áo phông Nike giả mạo nhãn hiệu Adidas và Nike được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam./.
PV