“Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam”

Cập nhật lúc 22:05, 22/10/2020

(PLKTQT) - Đó là chủ đề Hội thảo trực tuyến diễn ra chiều nay (22-10) do Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế (IIEL) và Trung tâm xuất khẩu Nga tại Việt Nam tổ chức. Hội thảo được kết nối từ hai điểm cầu: Hà Nội và Moscơva. Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IIEL dự, chủ trì và chỉ đạo Hội thảo.

 

Hình ảnh: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam số 1

Các  đại biểu tham gia và chứng kiến lễ ký kết hợp tác

Tham gia Hội thảo có Viện trưởng Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế Tiến sĩ Dương Thị Hà; Trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm xuất khẩu Nga tại thành phố HCM Robert Kurilo. Đặc biệt, có sự tham gia của ngài Kadro-sysoev Alexandr, phó Đại diện thương mại Đại sứ quán Nga tại Việt Nam; ngài Sergei Ivanov, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng liên doanh Việt - Nga và đại diện gần 30 doanh nghiệp của hai nước
Hình ảnh: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam số 2

 Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IIEL phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IIEL nhấn mạnh: Hội thảo lần này là một sự kiện quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ bối cảnh hợp tác thương mại gữa hai nước và giao lưu, tìm kiếm các đối tác để hợp tác phát triển những sản phẩm xuất nhập khẩu trong điều kiện hết sức khó khăn do đại dịch bệnh Covid-19Đồng thời, đây cũng là sự kiện có ý nghĩa sâu sắc trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 16 năm ngày Doanh nhân Việt Nam và cũng là sự mở đầu hoạt động của Viện Kinh tế và Pháp luật Quốc tế, tập trung nghiên cứu về cơ chế, chính sách, và tham gia các hoạt động làm cầu nối cho các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển mạnh mẽ đầu tư thương mại hai nước. Bà Chủ tịch cũng bày tỏ niềm tin tưởng và đánh giá cao sự hiện diện của đông đảo đại diện các doanh nghiệp tham gia Hội thảo.

 Hình ảnh: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam số 3

 Quang cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe đại diện Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương báo cáo về tình hình thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2015-2020 và triển vọng với thông điệp: "Thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga còn nhiều dư địa để phát triển". Trên thực tế, Việt Nam hiện đang là đối tác thương mại hàng đầu của Liên bang Nga trong số các nước ASEAN và là nước xuất khẩu hàng hóa vào Liên bang Nga đứng thứ 5 trong khối APEC (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc). Liên bang Nga là đối tác thương mại đứng thứ 5 của Việt Nam tại châu Âu; đứng thứ 24/129 quốc gia và vùng lãnh thổ về tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nga liên tục tăng trong giai đoạn 2015 - 2020, Báo cáo cho hay.

• Kể từ khi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liêm minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) có hiệu lực từ tháng 10/2016, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga đã tăng trưởng mạnh mẽ, trung bình khoảng 30%/ năm .

• Đến năm 2019, kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã đạt mức 4,5 tỷ USD và bất chấp các khó khăn do dịch bệnh Covid-19, trong 9 tháng đầu năm 2020 đã đạt gần 4,7 tỷ USD.
 Tính đến 31/12/2019, đã có 137 dự án FDI của Nga vào Việt Nam với tổng số vốn là 942,5 triệu USD. Việt Nam cũng đầu tư vào Nga gần 3 tỷ USD với 22 dự án, đặc biệt là các dự án về dầu khí, chăn nuôi bò sữa (của TH True Milk) và trung tâm thương mại đa chức năng Hà Nội - Moscơva.Ước tính hiện nay có 200 doanh nghiệp vừa và nhỏ 100% vốn Việt Nam đang hoạt động hiệu quả tại Nga.
Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết, tỷ trọng của thị trường Nga trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam còn thấp (chỉ khoảng 1%). Nhập khẩu hàng hóa từ Nga cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đến 1% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nga là điện tử, dệt may, giày dép và thủy sản và nhập khẩu từ Nga chủ yếu các mặt hàng như than, sắt thép, phân bón, quặng.  Đặc biệt trong 9 tháng năm 2020, các mặt hàng như xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu có kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tăng đột biến. 

Hình ảnh: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam số 4

 TS. Đinh Thị Bảo Linh, Phó GĐ Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương báo cáo "Tình hình thương mại Việt Nam - Liên bang Nga giai đoạn 2015-2020 và triển vọng"

Việt Nam cam kết sẽ mở rộng các cơ hội phát triển thương mại cho các doanh nghiệp của Nga tại Việt Nam và có thể là cầu nối đưa Nga đến với thị trường ASEAN. Với những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn, đáng tin cậy cho các nhà đầu tư Nga và các thành viên EAEU. Hai bên cũng có triển vọng đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như: hình thành các chuỗi giá trị mới về thủy sản; công nghệ thông tin, vật liệu xây dựng mới và đặc biệt tiềm năng là chuyển giao công nghệ
Phát biểu và trao đổi với đại diện các doanh nghiệp, ông Kadro-sysoev Alexandr, phó Đại diện thương mại Đại sứ quán Nga tại Việt Nam đánh giá cao tinh thần và nội dung của Hội thảo, đồng thời bày tỏ mong muốn có được sự nỗ lực của các doanh nghiệp để thúc đẩy có hiệu quả hơn trong hợp tác thương mại hai nước trong tương lai, bản thân ông sẽ tích cực đóng góp nhiều nhất có thể cho các hoạt động này

Hình ảnh: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam số 5

 Ông Sergei Ivanov, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng liên doanh Việt - Nga phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo cũng tập trung trao đổi, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm và hiến kế các giải pháp nhằm hướng tới sự làm ăn thuận lợi mang lại nhiều kết quả như mong muốn. Nhiều ý kiến của các doanh nghiệp đã được các chuyên gia, các nhà khoa học “giải mã” và được đưa vào Biên bản ghi nhớ của Hội thảo.  
Chia sẻ với các đại biểu, ông Robert Kurilo, Trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm xuất khẩu Nga tại thành phố HCM bày tỏ: Đây là chương trình mà chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức hàng tháng. Hội nghi trực tuyến ngày hôm nay đã mang tới nhiều cơ hội giao luu hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực y tế, thực phẩm, mỹ phẩm và công nghệ y tế di động. Ông hy vọng, sau cuộc giao lưu này, các công ty sẽ tiếp tục giữ liên lạc để ký kết hợp đồng làm ăn.
Trong khuôn khổ hội thảo, Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế - IIEL và Trung tâm xuất khẩu Nga tại Việt Nam đã ký kết biên bản ghi nhớ và hợp tác giữa hai bên để cùng đồng hành với  các doanh nghiệp trong tương lai.

Hình ảnh: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam” số 6

 TS. Dương Thị Hà, Viện trưởng Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế và ông Robert Kurilo, Trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm xuất khẩu Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh ký kết biên bản ghi nhớ và hợp tác giữa hai bên.

Hình ảnh: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam” số 7

 TS. Dương Thị Hà, Viện trưởng Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế và ông Robert Kurilo, Trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm xuất khẩu Nga tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu trước lễ ký kết

Hình ảnh: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam” số 8

 Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện IIEL điều hành thảo luận tại Hội thảo

Hình ảnh: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam” số 9

 Ông Kadro-sysoev Alexandr, Phó Tham tán, Đại diện thương mại Đại sứ quán Nga tại Việt Nam phát biểu chia sẻ tai Hội Thảo

Hình ảnh: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam” số 10

 Các đại biểu tham gia Hội thảo

Hình ảnh: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam” số 11

 Một số chương trình văn nghệ đặc sắc tại Hội thảo

Hình ảnh: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy đầu tư thương mại Liên bang Nga - Việt Nam” số 12

Các đại biểu tham gia Hội thảo

PV
  • Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 18027720
Lượt truy cập hôm nay: 51077
Lượt truy cập tuần qua: 350539
Liên Hiệp HTX Ocop Việt Nam và Liên hiệp HTX Việt Nam với sự tham gia Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại đường Cổ Linh, Hà Nội và tiếp tục mở thêm 10 điểm bán hàng hỗ trợ nông sản bị ảnh hưởng Covid-19.