Hình ảnh: Viện Kinh tế Và Pháp luật quốc tế nghiên cứu áp dụng cải tiến khoa học công nghệ mở rộng mô hình sản xuất hàng đặc sản gạo nếp Thẳm Dương. số 1

Truyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa có hai nàng tiên nữ và một chàng trai không biết là từ đâu đến, họ đi mãi đi mãi cuối cùng họ đã dừng chân lại nơi này. Từ đó họ đã kết duyên thành vợ thành chồng quyết định sinh sống tại nơi đây, và họ sống với nhau rất hạnh phúc. Nhưng muốn sinh  tồn được ở nơi đây họ phải đấu tranh với muôn vàn khó khăn thử thách. Rồi một hôm người chồng  bàn với hai người vợ muốn cai quản được vùng đất này, họ đá phân chia nhau chồng một hướng và hai cô vợ một hướng. Hai cô vợ đã di chuyển về hướng mặt trời mọc và biến thành hai ngọn núi đôi tìm về phía mặt trời lặn. Còn người chồng chuyển về phía mặt trời lặn và biến thành một ngọn núi quay mặt về hướng mặt trời mọc. Họ đã nhìn và quay mặt vào với nhau cùng nhau cai quản mảnh đất này. Rồi từ đó xung quanh họ đã mọc lên ngọn núi đá nhỏ và ở giữa có hai con suối nhỏ chạy qua, những ngọn núi đó đã mọc lên cây cối um tùm xanh ngát tạo nên một mảnh đất khí hậu hiền hòa mát mẻ thích hợp cho nhiều loại cây trồng, sống và sinh tồn.

Hình ảnh: Viện Kinh tế Và Pháp luật quốc tế nghiên cứu áp dụng cải tiến khoa học công nghệ mở rộng mô hình sản xuất hàng đặc sản gạo nếp Thẳm Dương. số 2

Theo các cụ kể rằng, hai ngọn núi đôi kia tượng trưng cho hai người con gái một ngọn tượng trưng cho một cô gái Thái, một ngọn tượng trưng cho một cô gái Tày. Còn một ngọn núi đơn bên kia tượng trưng cho một chàng trai người Giáy, vì ở đây có ba dân tộc họ đã sống ở đây rất lâu đời và họ cũng là người đầu tiên phát minh ra giống lúa nếp đặc sản này. Mà không biết họ lấy từ đâu đến và trồng từ lúc nào cứ truyền từ đời này sang đời khác. Cứ mỗi năm họ chỉ trồng được một vụ, bắt đầu đến tháng 4 khi hai ngọn núi đôi kia báo hiệu một loài cây gỗ lát từ màu xanh chuyển sang màu đỏ là báo hiệu cho bà con trong vùng bắt đầu gieo mạ, và đến tháng 5 âm lịch bà con trong vùng bắt đầu nhổ mạ ra cấy. Từ đó cây lúa được và con người Thái, Tài, Giáy chăm sóc cây lúa phát triển xanh tốt rồi đến giữa tháng 9 âm lịch lúa bắt đầu rộ và chín là thời điểm hạt lúa chín vàng bà con thấy bông lúa rất đẹp và tròn như cô gái tuổi mới lớn, họ đi cắt lấy từng cụm danh về nhà rồi hơ lửa cho chín và thơm rồi họ mang ra cối giã làm cốm, hạt cốm rất sang và thơm ngon khắp cả vùng. Họ đã chọn những bát cơm ngon nhất đặt lên bàn thờ để cúng và cảm ơn tổ tiên. Theo phong tục của ba dân tộc này cứ đến giữa tháng 9 họ phải tổ chức ăn cốm hay còn gọi là ăn mừng lúa mới để tỏ lòng thành kính với tổ tiên.

Hình ảnh: Viện Kinh tế Và Pháp luật quốc tế nghiên cứu áp dụng cải tiến khoa học công nghệ mở rộng mô hình sản xuất hàng đặc sản gạo nếp Thẳm Dương. số 3

Đến đầu tháng 10 âm lịch là thời điểm lúa chín vàng hạt lúa tròn mùi hương thơm cả cánh đồng, ai đi qua cũng phải dừng chân để ngắm mùi hương của lúa chín, mùi hương thơm này không có nơi nào có được. Cứ mỗi năm đến Tết, đến Xuân về và các dịp lễ lớn trong năm, bà con mang gạo nếp này ra làm bánh chưng hoặc các loại bánh khác... Để cúng tổ tiên và mời họ hàng. Anh em, bạn bè về cùng thưởng thức. Gạo nếp này họ thường ăn với món cá chép nướng. Mọi du khách đến với Thẳm Dương nếu được thưởng thức món cá nướng và cơm lam thì sẽ nhớ mãi không quên, loại gạo nếp này chỉ có ở thẳm Dương mới có. Nếu mang giống lúa này đi trồng ở nơi khác thì chất lượng không ngon không dẻo không thơm như trồng ở Thẳm Dương. Hiện nay lúa chỉ trồng được ở ba thôn với diện tích là hơn 100 ha nơi  con suối chảy qua ở ba khe núi kia được bà con gọi là suối Nặm con. 

Hình ảnh: Viện Kinh tế Và Pháp luật quốc tế nghiên cứu áp dụng cải tiến khoa học công nghệ mở rộng mô hình sản xuất hàng đặc sản gạo nếp Thẳm Dương. số 4

Trải qua bao nhiêu thế hệ, đến nay bà con trong xã vẫn giữ được loại giống lúa nếp, loại gạo nếp này không chỉ nổi tiếng ở trong xã, trong huyện, trong tỉnh, mà còn nổi tiếng đến các thành phố lớn như: Yên bái, Phú Thọ, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Và đặc biệt là được các du khách ở nước ngoài đến tham quan và thưởng thức. 

Hình ảnh: Viện Kinh tế Và Pháp luật quốc tế nghiên cứu áp dụng cải tiến khoa học công nghệ mở rộng mô hình sản xuất hàng đặc sản gạo nếp Thẳm Dương. số 5

Hiện nay, sản phẩm vườn xa hơn nữa tới các thị trường lớn trong và ngoài nước, từ năm 2017 đã được các nhà khoa học Pháp và Viện thổ nhưỡng đến nghiên cứu loại gạo nếp này. Đến đầu năm 2018 Thẳm Dương rất tự hào được cục sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý đầu tiên cho sản phẩm “Gạo Nếp Khẩu Tan Đón”. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai và cũng là chỉ dẫn đầu tiên của cả nước.

Hình ảnh: Viện Kinh tế Và Pháp luật quốc tế nghiên cứu áp dụng cải tiến khoa học công nghệ mở rộng mô hình sản xuất hàng đặc sản gạo nếp Thẳm Dương. số 6

Từ câu chuyện trên, sau bao nhiêu thăng trầm lịch sử trải qua bao nhiêu thế hệ mà đến nay ba dân tộc Thái, Gãy, Tày vẫn giữ được nguyên vẹn giống gạo nếp này. Hãy đến với xã Thẳm Dương vào các tháng từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch mọi du khách sẽ được nếm và thưởng thức những món ăn ngon làm từ gạo nếp này, gạo nếp này vẫn được bà con gọi gọi Nữ Hoàng Đệ Nhất Nếp.

Bài và Ảnh: Nguyễn Lan

Hình ảnh: Viện Kinh tế Và Pháp luật quốc tế nghiên cứu áp dụng cải tiến khoa học công nghệ mở rộng mô hình sản xuất hàng đặc sản gạo nếp Thẳm Dương. số 7