Giá dầu WTI giảm 1,51% xuống 76,11 USD/thùng, dầu Brent giảm 1,8% xuống 81,21 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 16/12.
Giá dầu WTI giảm 1,51% xuống 76,11 USD/thùng, dầu Brent giảm 1,8% xuống 81,21 USD/thùng. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, giá khí tự nhiên tăng vọt 8,4% khi báo cáo tồn kho của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tổng tồn kho khí gas tự nhiên tại các kho chứa ngầm của Mỹ giảm 50 tỷ feet khối xuống 3,412 tỷ feet khối trong tuần kết thúc ngày 09/12.
Vào hôm qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã tăng lãi suất lên 50 điểm và báo hiệu họ vẫn cần tăng lãi suất "đáng kể" để chiến đấu với lạm phát. Bên cạnh đó, từ đầu tháng 3 năm 2023, ECB sẽ bắt đầu cắt giảm bảng cân đối kế toán trung bình 15 tỷ euro (15,9 tỷ USD) mỗi tháng cho đến cuối quý 2 năm 2023, mở rộng nỗ lực kiểm soát lạm phát vẫn đang cao hơn khoảng gần 5 lần so với mục tiêu. Lo ngại lạm phát vẫn cố hữu, chi phí vay tăng cao và nền kinh tế gặp áp lực có thể hạn chế năng lực tiêu thụ dầu đã kéo giá dầu quay đầu giảm trở lại.
Giá bạch kim giảm 2,45% về 1013,2 USD/ounce. Bạc có mức giảm mạnh nhất nhóm, 3,44% về 23,31 USD/ounce
Số liệu kinh tế tiêu cực gây sức ép lên giá kim loại
Sắc đỏ áp đảo trên bảng giá nhóm kim loại trong một ngày mà thị trường đón nhận rất nhiều tin tức kinh tế tiêu cực. Với nhóm kim loại quý, giá bạch kim giảm 2,45% về 1013,2 USD/ounce. Bạc có mức giảm mạnh nhất nhóm, 3,44% về 23,31 USD/ounce.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, ngoại trừ giá quặng sắt tăng 2,65% lên 111,5 USD/tấn, giá các mặt hàng khác đều giảm. Giá đồng giảm 2,97% về 3,76 USD/pound, mức thấp nhất trong vòng hai tuần. Bên cạnh sức ép đến từ đồng USD, giá các mặt hàng kim loại cơ bản suy yếu cũng vì các số liệu kinh tế kém của Trung Quốc, nhà tiêu thụ số một thế giới.
Giá dầu có thể tiếp tục gặp áp lực trong ngắn hạnTrong khi đó, Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ phải đối mặt với thách thức từ việc bùng phát dịch gây cản trở tới sản xuất và tiêu thụ dầu thô, trước khi lấy lại đà phục hồi vào năm sau. Do đó, giá dầu nhiều khả năng vẫn sẽ gặp áp lực trong ngắn hạn, và có thể hướng tới sự phục hồi rõ rệt hơn từ quý 2 năm sau.
Trên thị trường nội địa, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trong tháng 11 nước ta đã nhập khẩu 1,1 triệu tấn dầu thô, trị giá 851,5 triệu USD. So với tháng 11, nhập khẩu dầu thô đã tăng mạnh 31,4% về lượng và 32,5% về giá trị.
Luỹ kế từ đầu năm nay, cả nước nhập khẩu 1,7 triệu tấn dầu thô, tương đương kim ngạch 1,4 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2021, trong 11 tháng đầu năm nay, nhập khẩu dầu thô của Việt Nam chỉ tăng 4,5% về lượng nhưng đã tăng vọt 58,8% về kim ngạch; do có những thời điểm giá dầu thô nhập khẩu đã tăng rất cao.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)
Nguồn tin: https://baochinhphu.vn/gia-dau-the-gioi-suy-yeu-tro-lai-102221216093503651.htm