Liên kết vùng: Chiến lược phát triển quan trọng
 
Trong 10 năm từ 2010 đến 2020, vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có những tăng trưởng ấn tượng: Đóng góp trên 40% tổng thu ngân sách; thu nhập bình quân đầu người gấp 1,58 lần trung bình cả nước; đô thị hóa gấp 1,8 lần trung bình cả nước; năng suất lao động cao nhất cả nước (đạt 265,3 triệu đồng/lao động năm 2020); doanh nghiệp thành lập mới cao nhất cả nước (tăng 81% giai đoạn 2011-2020) và chiếm 50% DN FDI cả nước năm 2020.
Hình ảnh: Liên kết vùng: Doanh nghiệp đồng hành phát triển kinh tế số 1
Những khu đô thị mới với hàng trăm tiện ích kéo theo sự thay đổi diện mạo của địa phương, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân (Aqua City – Đồng Nai) - Ảnh: VGP/PD
Tại đây, tỉ trọng công nghiệp chế biến chế tạo có xu hướng tăng; tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng cao vượt mục tiêu đặt ra; tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cao nhất nước; các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, logistics, viễn thông, vận tải, du lịch phát triển mạnh.
 
Còn theo số liệu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), bình quân giai đoạn 2011-2019, mỗi năm cả 4 vùng kinh tế trọng điểm đóng góp 72,95% vào tốc độ tăng bình quân GDP của toàn bộ nền kinh tế. Các vùng kinh tế trọng điểm là các cực tăng trưởng quan trọng, thể hiện vai trò đầu tàu, dẫn dắt cả nước. Cứ 1% tăng trưởng của 4 vùng kinh tế trọng điểm sẽ làm GDP của toàn bộ nền kinh tế tăng 0,61%.
Hình ảnh: Liên kết vùng: Doanh nghiệp đồng hành phát triển kinh tế số 2
Số lượng lao động NovaGroup sử dụng tại các địa phương ước tính đến năm 2025
Liên kết vùng được xác định phải trở thành tư duy chủ đạo dẫn dắt sự phát triển toàn vùng và từng địa phương trong vùng. Để làm được điều này, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, chính sách… các địa phương cần cùng chung tay, huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, nhất là hạ tầng giao thông liên tỉnh và trong vùng.
Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp hợp lực cùng với các địa phương phát triển kinh tế xã hội. Từ đó thay đổi diện mạo và góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương, cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân.
PD
Nguồn tin: https://baochinhphu.vn/lien-ket-vung-doanh-nghiep-dong-hanh-phat-trien-kinh-te-102220829183149222.htm