Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết, với điều kiện tăng trưởng kinh tế như công bố, nhu cầu năng lượng của ASEAN sẽ tăng đáng kể, đến năm 2040 sẽ tăng khoảng 1,5 lần so với hiện nay.
Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 đề ra các mục tiêu: Đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường nông nghiệp tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung được cơ giới hóa Phát triển chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Liên minh châu Âu đang hướng đến mục tiêu loại bỏ văn hóa “tiêu thụ và vứt bỏ”, loại bỏ các sản phẩm có “vòng đời ngắn”, và nền kinh tế “tạo rác”. Những quy định này sẽ tác động trực tiếp đến xuất khẩu dệt may, da giày Việt Nam sang thị trường này. Bà Nguyễn Hoàng Thúy, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm Iceland, Na Uy, Látvia, Đan Mạch đã chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.
Mặc dù doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh nhưng vẫn chưa trở thành lực lượng hùng mạnh như kỳ vọng. Do đó, cần thiết phải có những chính sách cụ thể hơn nữa để xây dựng được một lực lượng các DNTN lớn, phát triển ổn định, chống chịu được các cú sốc lớn từ bên ngoài, và làm tăng hiệu quả của toàn nền kinh tế.
Mặc dù có lợi thế rất lớn để phát triển, ngành dịch vụ logistics của TP Đà Nẵng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục. Trong đó, cơ sở hạ tầng logistics chưa đồng bộ và xứng tầm với vai trò trung tâm dịch vụ logistics của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung để giúp kết nối hiệu quả với Hành lang Kinh tế Đông - Tây...
Quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam tăng tốc trong 6 tháng vừa qua là nhờ khu vực chế tạo chế biến đứng vững và các ngành dịch vụ phục hồi mạnh mẽ. Tăng trưởng GDP được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% năm nay - Theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng/2022 của nước ta hồi phục nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Bức tranh kinh tế - xã hội 7 tháng qua đã xuất hiện một số điểm sáng đáng ghi nhận với các tín hiệu khá lạc quan.
Lãnh đạo Bộ VHTT&DL cùng các lãnh đạo TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng 5 tỉnh, thành phố Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hơn 200 đại diện đến từ Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội Du lịch các địa phương trong cả nước đã thảo luận, phân tích đánh giá hiệu qủa liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các địa phương...
Dự kiến, ngày 12/8, tại Đà Nẵng, Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (iDea) – Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Amazon Global Selling Việt Nam (AGS) và Sở Công Thương Đà Nẵng triển khai sáng kiến “Thương mại điện tử xuyên biên giới: Kỷ nguyên bức phá”.
Theo Tổng cục Thống kê, do xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu nên trong 7 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì mức xuất siêu 764 triệu USD. Mức xuất siêu tuy không cao nhưng cũng là tín hiệu tốt cho sự phục hồi của nền kinh tế, cùng kỳ năm trước cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 3,31 tỷ USD.
Chủ tịch nước nêu rõ, hiện Nhật Bản tiếp tục là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, là nước cung cấp viện trợ ODA số một, nhà đầu tư lớn quan trọng thứ ba và đối tác thương mại thứ tư của Việt Nam. Hợp tác du lịch, lao động, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác địa phương tiếp tục được tăng cường.