Ngày 8/12, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo về Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Tình hình triển khai và các giải pháp trong thời gian tới".
Trong bối cảnh mới, Việt Nam và Hoa Kỳ cần tăng cường kết nối, hạn chế các vụ việc phòng vệ thương mại và giải quyết các vấn đề kinh tế, thương mại còn tồn tại thông qua đàm phán nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động của các chuỗi cung ứng và tránh gây tác động tiêu cực đến các ngành sản xuất vốn đã chịu thiệt hại bởi đại dịch.
Sáng 6/12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0 thường niên lần thứ 3 với chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu COVID-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số”. Đây là diễn đàn lớn nhất về công nghiệp 4.0 được tổ chức thường niên tại Việt Nam, thu hút hàng ngàn đại biểu trong nước và quốc tế.
Trước trăn trở và yêu cầu của Thủ tướng, đến nay, không chỉ riêng Bắc Ninh hay Quảng Ninh mà nhiều địa phương trên cả nước cũng đang tích cực, chủ động lắng nghe để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh trong điều kiện "bình thường mới", nỗ lực lấy lại đà phát triển kinh tế và phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 “Phục hồi và phát triển bền vững” diễn ra vào sáng 5/12, đại biểu là các chuyên gia trong nước và quốc tế đã phân tích, đánh giá, đề xuất, khuyến nghị nhiều giải pháp để duy trì đà phục hồi kinh tế trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID - 19. Nhiều ý kiến đại biểu nhận định, các chính sách phục hồi phải có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhanh hơn, hiệu quả hơn, toàn diện hơn là yêu cầu luôn được tỉnh Bắc Ninh đặt ra nhằm đẩy mạnh khôi phục phát triển kinh tế và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư trong bối cảnh mới.
Cộng đồng doanh nghiệp năng động, linh hoạt, không khoanh tay trước khó khăn, biến cố, vững tin vào sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, các địa phương và triển vọng kinh tế của đất nước. Điều này góp phần làm nên những khởi sắc rõ nét của "bức tranh kinh tế" 11 tháng năm 2021, là cơ sở quan trọng để tạo đà tăng trưởng cao cho các năm tới.
Trong tình hình mới, việc phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần có chủ trương mới, toàn diện, tập trung, xuyên suốt với tư duy và tầm nhìn mới, phù hợp với thực tiễn hơn nữa.
Tại các tỉnh trung du, miền núi phía bắc, chế biến gỗ là ngành hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt trên 13%/năm. Không những vậy, những khu rừng ở đây còn có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất lớn.
Ngoài đóng góp cho kinh tế địa phương, tạo việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp Hàn Quốc còn đồng hành, chia sẻ cùng địa phương bằng những việc làm thiết thực.
Trong thời gian qua, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), đặc biệt là phát hành TPDN không có tài sản đảm bảo của một số doanh nghiệp, tổ chức phát hành có dấu hiệu tăng nhanh và nóng, tiềm ẩn nguy cơ gây hậu quả cho nền kinh tế.
Chiều tối 2/12, tại Nhà Quốc hội, Ban Kinh tế Trung
ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt
Nam tổ chức họp báo thông tin về “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2012: Phục
hồi và phát triển bền vững”.