Bộ Công thương tập trung hỗ trợ các DN thực phẩm Việt Nam nắm bắt xu hướng và thực hiện chuyển đổi chuỗi sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, bền vững.
Bộ Công thương tập trung hỗ trợ các DN thực phẩm Việt Nam nắm bắt xu hướng và thực hiện chuyển đổi chuỗi sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, bền vững.

Thống kê từ Bộ Công thương, tính đến ngày 15/11, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt khoảng 370 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023

Trong thời gian tới, Bộ Công thương tập trung hỗ trợ các DN thực phẩm Việt Nam nắm bắt xu hướng và thực hiện chuyển đổi chuỗi sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, bền vững. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Bà Phan Thị Thắng Thứ trưởng Bộ Công thương

Bà Linda Tran, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Sunrise Ins, cho biết, tại thị trường Châu Âu, sản phẩm gạo 3 cô gái và Sunrise đang bán rất chạy. Hiện đơn đặt hàng của công ty đã được đặt đủ cho đến tháng 6/2025 với tổng sản lượng gạo cung ứng là khoảng 10.000 tấn.

“Các loại gạo của Việt Nam hiện khá đa dạng nên đáp ứng khá rất tốt nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường thế giới” - bà Linda Tran cho biết.

Còn theo chia sẻ của bà Ana Le, Phó Giám đốc Công ty CP Thực phẩm và Nước giải khát Việt Nam (Vinut), sau một thời gian dài nghiên cứu và sản xuất, những sản phẩm nước ép trái cây, nông sản của Công ty Vinut đã có mặt và khẳng định được vị thế tại nhiều thị trường như Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á và Trung Đông.

 Ước tính hết năm 2024, Công ty Vinut xuất khẩu khoảng 1.000 container sản phẩm nước ép các loại. Còn dựa trên những đơn hàng đã ký cho năm 2025, ước tính lượng hàng xuất khẩu của Công ty sẽ tăng khoảng 30% so với năm 2024. Những dòng sản phẩm chủ lực của công ty là nước ép trái xoài, thơm, dừa, vải, thạch rau câu…”.

“Tuy mới tiếp cận thị trường Halal trong những năm gần đây, nhưng tăng trưởng xuất khẩu của các DN đối với thị trường này rất mạnh, nhất là thị trường Trung Đông. Những nguyên liệu thuần Việt, với đặc tính trái cây nhiệt đới của Việt Nam không quá chua, cũng không quá ngọt, có vị thanh và thơm đặc trưng… khiến cho người tiêu dùng tại thị trường Halal đặc biệt ưa chuộng”, bà Ana Le cho biết.

Tuy mới tiếp cận thị trường Halal trong những năm gần đây nhưng tăng trưởng xuất khẩu của các DN đối với thị trường này rất mạnh, nhất là thị trường Trung Đông
Tuy mới tiếp cận thị trường Halal trong những năm gần đây nhưng tăng trưởng xuất khẩu của các DN đối với thị trường này rất mạnh, nhất là thị trường Trung Đông

Còn tại Công ty AK Food, TP. Hồ Chí Minh, các nhân viên công ty đang gấp rút tăng ca sản xuất để kịp xuất khẩu lô hàng cháo tươi Cây Thị các loại sang thị trường Hoa Kỳ.

“Tổng giá trị cho đơn đặt hàng này là 43.000 USD, con số không lớn nhưng đặc biệt, bởi đây là lô hàng đầu tiên mà công ty xuất khẩu sang thị trường này. Bà Nguyễn Thị Thu, Tổng Giám đốc Công ty AK Food chia sẻ.

Trao đổi với báo chí, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, ông Vũ Bá Phú cho biết, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, ngoài những nỗ lực hỗ trợ DN chuyển đổi sản xuất, thích ứng nhanh với các tiêu chuẩn kỹ thuật từ các thị trường xuất khẩu, Bộ Công thương đang triển khai mạnh Chứng nhận Thương hiệu Quốc gia cho các DN và sản phẩm Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở doanh thu xuất khẩu cao trong năm 2024, theo lãnh đạo một số DN, năm 2025 doanh thu còn khả quan hơn khi tình hình giao thương toàn cầu đang hồi phục, tình trạng gián đoạn logistics tại các tuyến hàng hải quốc tế đã được nối lại. Riêng với Việt Nam, các DN còn có được lợi thế khác là khai thác hiệu quả thị trường Halal đầy tiềm năng (Các sản phẩm Halal bao gồm hầu như tất cả sản phẩm thiết yếu của cuộc sống như thực phẩm, đồ uống, thực phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng, dược phẩm, mỹ phẩm, dệt may, thủ công mỹ nghệ đến lĩnh vực dịch vụ như: ngân hàng, du lịch, an ninh, giáo dục và đào tạo, dịch vụ ăn uống, khách sạn, logistics.).

Nhằm đẩy mạnh việc hỗ trợ các DN trong hoạt động xuất nhập khẩu, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định: Thời gian tới, Bộ Công thương tập trung hỗ trợ các DN thực phẩm Việt Nam nắm bắt xu hướng và thực hiện chuyển đổi chuỗi sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất xanh, xuất khẩu xanh, bền vững. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, ngoài những nỗ lực hỗ trợ DN chuyển đổi sản xuất, thích ứng nhanh với các tiêu chuẩn kỹ thuật từ các thị trường xuất khẩu, Bộ Công thương đang triển khai mạnh Chứng nhận Thương hiệu Quốc gia cho các DN và sản phẩm Việt Nam.

9 tháng hoạt động xuất khẩu tăng 15,4% so với cùng kỳ
Theo https://baodantoc.vn/xuat-khau-tang-truong-manh-nhung-thang-cuoi-nam-1732160744657.htm