6 tháng đầu năm, tăng trưởng GRDP của Hà Nội tăng 5,97%, là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng kép từ sự mất cân đối cung cầu và tác động chính sách thắt chặt tiền tệ của các quốc gia.
Những tồn tại về áp dụng chính sách thuế cần được giải quyết sớm và đồng bộ để thúc đẩy doanh nghiệp nội dung số Việt Nam đi ra thế giới, phát huy hết tiềm năng và đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế số của đất nước.
Mục tiêu đến năm 2030 thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số; trung tâm kinh tế, tài chính; thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á. Tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8%-8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vừa ký Quyết định số 39/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ban Chỉ đạo này.
Xây dựng và phát triển Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Dữ liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, giá hàng hóa nguyên liệu thế giới hồi phục mạnh mẽ trong ngày hôm qua, thể hiện qua mức tăng 1,61% lên 2.115 điểm, kết thúc chuỗi giảm 3 phiên liên tiếp trước đó.
Đến giữa tháng 5/2023, các tổ chức tín dụng tại Bến Tre đã cho vay 274,2 tỷ đồng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.
Với nội dung “Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP”, Diễn đàn đã tập trung thảo luận về 3 vấn đề gồm: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong phát triển quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; Kinh tế số từ góc nhìn của Thương mại điện tử và Quảng bá tài nguyên bản địa trên không gian số.
Hơn 40 bài tham luận đã gửi về Hội thảo với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, nguồn lực phát triển kinh tế nhanh, bền vững” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức vào sáng 16/5 tới đây.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tạo ra cơ chế, chính sách đặc thù, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và phát triển Thành phố đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 như mục tiêu đã đặt ra.
Giá dầu ghi nhận biến động rất mạnh với mức giảm hơn 5% đối với cả 2 mặt hàng dầu WTI và Brent trong phiên giao dịch ngày 2/5. Rủi ro suy thoái gia tăng tại Mỹ trước hàng loạt các vấn đề về trần nợ, niềm tin đối với hệ thống ngân hàng và dữ liệu kinh tế kém tích cực đã thúc đẩy lực bán mạnh.
Với hàng ngàn dự án, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài với các dự án bền vững, xanh hóa đã và đang lựa chọn Việt Nam để đầu tư cho thấy khối doanh nghiệp FDI có những đóng góp quan trọng vào tiến trình phát triển bền vững của Việt Nam.