Hình ảnh: Bình Dương phấn đấu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% GRDP số 1

Trung tâm giám sát và điều hành thông minh tỉnh Bình Dương. Ảnh: Cổng thông tin Bình Dương

Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ, thúc đẩy phát triển DN công nghệ số với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số hiện đại, hình thành các DN số có sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần phát triển chính quyền số, kinh tế số tại tỉnh Bình Dương. Song song đó, tỉnh sẽ thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế số và tăng trưởng GRDP của tỉnh, phấn đấu đưa Bình Dương trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Đông Nam bộ.

Đến năm 2025, phấn đấu có ít nhất 6 DN sản xuất, cung cấp dịch vụ, kinh doanh, phân phối sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ số trên địa bàn tỉnh; 200 DN chuyển đổi sang công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực; phấn đấu kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh. Đến năm 2030, có tối thiểu 20 DN công nghiệp công nghệ số được thành lập mới; có trên 1.000 DN chuyển đổi sang công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực, có ít nhất 12 DN công nghệ số đáp ứng yêu cầu hỗ trợ xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, chính phủ số, phát triển kinh tế số, ứng dụng thành tựu công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số của tỉnh…

Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đăng ký mới trong lĩnh vực công nghệ cung cấp các giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo cân bằng giữa khu vực thành thị và nông thôn, đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tham gia các khóa đào tạo, tập huấn, tư vấn về chuyển đổi số sẽ thực hiện chuyển đổi số thành công theo kế hoạch đặt ra của mỗi doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn. Phấn đấu kinh tế số chiếm 30% GRDP của tỉnh.

Để đạt được những mục tiêu trên, tỉnh đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể. Trong đó, tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp công nghệ số; phát triển hạ tầng số; phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; phát triển nhân lực công nghệ số; phát triển thị trường cho sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Trong đó, địa phương hiện đang tăng các hoạt động thúc đẩy kinh tế số như khuyến khích người dân đưa hàng hóa lên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn các cửa hàng, tiểu thương thanh toán QR Code,... TP Thủ Dầu Một, Thuận An, Tân Uyên triển khai nhiều tuyến phố thanh toán không tiền mặt để tạo thói quen mới cho người dân.

V.Lê

Nguồn: dangcongsan.vn