Sáng ngày 19/11/2020 tại Hà Nội đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề: "Hiệp định RCEP: Cơ hội và thách thức” do Bộ Công Thương tổ chức. Phát biểu tại sự kiện, ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) khẳng định, việc thiết lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.

Không những thế, trước tình hình thế giới đầy biến động gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây, việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo hiệp định RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

Ông Lương Hoàng Thái trao đổi các thông tin liên quan tới Hiệp định RCEP.

Ông Lương Hoàng Thái trao đổi các thông tin liên quan tới Hiệp định RCEP.

Được biết sau 5 tháng đàm phán hiệp định RCEP đã được 15 nước ký kết vào ngày 15/11. Sau khi chính thức có hiệu lực, Hiệp định này đã tạo nên một thì trường lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tư do lớn nhất thế giới.

Về kinh tế, Hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia. Thứ hai, Hiệp định RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài. Thứ ba, việc Hiệp định RCEP sẽ tạo một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp… góp phần tạo nên một môi trường thương mại công bằng trong khu vực. Từ đó, làm cho Việt Nam có cơ hội trở thành một điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế. Cuối cùng, việc kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định RCEP sẽ góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Cũng theo ông Lương Hoàng Thái, để khai thác triệt để lợi ích do RCEP mang lại, việc đầu tiên DN Việt Nam cần làm là nghiên cứu kỹ cam kết của hiệp định, nhất là các cam kết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Chẳng hạn như lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia hiệp định, quy tắc xuất xứ của hiệp định, cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các quy định về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại…

Các lợi ích về kinh tế của các doanh nghiệp trong nước sẽ đạt được khi Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực cụ thể như sau: Thứ nhất, Hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia. Thứ hai, Hiệp định RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định lâu dài. Thứ ba, việc Hiệp định RCEP sẽ tạo một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp… góp phần tạo nên một môi trường thương mại công bằng trong khu vực. Từ đó, làm cho Việt Nam có cơ hội trở thành một điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế. Cuối cùng, việc kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định RCEP sẽ góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp tục xây dựng các chương trình phát triển thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng và lợi thế của Việt Nam vào thị trường các nước RCEP; phát triển và hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế để hỗ trợ cho sự phát triển của các DN, sản phẩm Việt Nam và bảo vệ người tiêu dùng…

Ngoài các lợi ích, DN trong nước cũng cần chủ động nắm bắt và chuẩn bị trước về các tác động bất lợi mà RCEP gây ra, nhất là việc gia tăng cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam sớm tiếp cận và khai thác tối ưu những cơ hội, thuận lợi mà Hiệp định RCEP đem lại, Bộ Công Thương đã chuẩn bị lộ trình triển khai các kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến Hiệp định đến các đơn vị, tổ chức có liên quan và các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cụ thể, Bộ đã xây dựng và chuẩn bị triển khai kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu các thông tin về Hiệp định, xây dựng các buổi tập huấn bổ sung kiến thức về Hiệp định cho các tổ chức, doanh nghiệp trong nước.

Mặt khác, xây dựng các chương trình, hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu cho các ngành hàng và dịch vụ mà ta có thế mạnh và tiềm năng; cùng với đó, nâng cao năng lực cung cấp thông tin của các đơn vị trong Bộ, đặc biệt là hệ thống thương vụ, trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại, văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để cung cấp thông tin hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp.

Huyền Phạm
Theo https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/chinh-sach/co-hoi-nao-cho-doanh-nghiep-viet-nam-khi-hiep-dinh-rcep-chinh-thuc-co-hieu-luc/20201119041636912