Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến KT-XH của đất nước, tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm vẫn đạt 1,42%. Đây là thành quả và nền tảng quan trọng để cả nước vượt qua khó khăn, từng bước “bình thường mới” cuộc sống và phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường trong năm 2022.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tính chung 9 tháng, GDP vẫn ở mức tăng trưởng dương. Riêng lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng hơn 2,7% đóng góp 23,5% vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Tập trung trợ giúp doanh nghiệp tái tạo việc làm, hỗ trợ lưu thông dòng tiền, xác định “đa mục tiêu”, ban hành chương trình khung hay thiết lập các chương trình thành phần để bám sát và cụ thể hóa những nhóm giải pháp phục hồi kinh tế là một số ý kiến tham vấn của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, hiệp hội ngành hàng và tổ chức quốc tế đối với Đề án Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.
Chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với các biện pháp mở cửa theo lộ trình, phục hồi kinh tế của Chính phủ được đánh giá cao.
Sáng 1/10, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị tham vấn về dự thảo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế giai đoạn 2022-2023.
Bên cạnh những thách thức thì tác động từ đại dịch COVID-19 cũng chính là cơ hội để chúng ta giải quyết các “nút thắt”, cơ cấu lại và tạo ra động lực mới cho nền kinh tế. Vì vậy, xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023 là rất cấp thiết để có được những chính sách đúng đắn, tập trung vào các nguồn lực trọng tâm một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất.
Trong 9 tháng năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố Hà Nội tăng 1,28% so với cùng kỳ năm 2020; riêng quý 3 thực hiện nhiều đợt giãn cách xã hội nên giảm 7,02%.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 87/2021/NĐ-CP về kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2020/NĐ-CP ngày 17/2/2020 của Chính phủ về thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước.
Tính đến ngày 20/9, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 7,17%, cao gấp 1,4 lần mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước là 4,99%. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định nền kinh tế vẫn có điểm sáng, trong đó có tốc độ tăng tín dụng, tuy nhiên, vẫn cần cẩn trọng với những rủi ro trong quá trình hồi phục.
Ngày 29/9, Trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế (Bộ Tư pháp ) tổ chức tọa đàm “Hoàn thiện khung pháp luật về kinh tế và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”.
Ngày 29/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã họp để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022 và kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.