Hình ảnh: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021-2025 số 4
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2021 – 2025

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt là ngay từ đầu năm 2020 đến nay đại dịch Covid-19 bùng phát trên diện rộng, tác động mạnh mẽ, toàn diện đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội toàn cầu, làm cho kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trầm trọng...Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn.Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016-2019 bình quân đạt 6,8%/năm, nằm trong 10 quốc gia có tăng trưởng cao nhất thế giới. Vì vậy một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuẩn mực sống được nâng lên, nên chuẩn nghèo cũng cần nâng theo.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12-2020 chiều 29-12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chủ trương ban hành chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021 – 2025 và giao cho Bộ Lao động – Thương binh xã hội, xây dựng và báo cáo. Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 là căn cứ để xác định, nhận diện chính xác hơn, toàn diện hơn hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều và đối tượng khác thụ hưởng các chính sách, chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội trên phạm vi toàn quốc.

Trước đó, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành nghị định về chuẩn nghèo đa chiều mới. Theo tính toán, khi áp dụng chuẩn nghèo này, tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo sẽ tăng lên trên 16% dân số.

Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 – 2025. Nghị định này có hiệu lực  từ ngày 15/3/2021

Nội dung Nghị định quy đinh như sau: Từ ngày 01/01/2021 tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2016.

Theo đó, hộ nghèo ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống.

Đối với khu vực thành thị có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống

Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

Chuẩn nghèo này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác năm 2021.

Giai đoạn 2021-2025, mức chuẩn hộ nghèo được nâng lên. 

Chuẩn hộ nghèo

Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt tử 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,000,000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Chuẩn hộ cận nghèo:Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Chuẩn hộ có mức sống trung bình:Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.

Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình nêu trên là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2021 - 2025.

Liên quan đến các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025:

Tiêu chí thu nhập

Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế, giáo dục; nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin.

Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chữ số), gồm:

Việc làm, người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng, bảo hiểm y tế;trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt, nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt theo quy định.

Chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025 được xây dựng dựa trên cách tiếp cận bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền được bảo đảm an sinh xã hội của công dân; hướng tới mục tiêu hỗ trợ toàn diện, bao trùm, bền vững cho người nghèo,người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần, được đáp ứng nhu cầu về điều kiện sống an toàn; tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản; nâng cao năng lực và thích ứng với biến đổi khí hậu./.

                                                                          Nguyễn Sơn

Nghị định quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025.Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, mức sống tối thiểu năm 2020 là 2 triệu đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/người/tháng. Các giai đoạn trước, chuẩn nghèo căn cứ mức thu nhập, thu nhập đáp ứng 70% mức sống tối thiểu (tính bằng 2100kcal/người/ngày), tức là chỉ đáp ứng việc ăn không đói, ăn không thiếu. Với chuẩn mới (chuẩn nghèo mới phải là thu nhập bình quân 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng), chúng ta tính đến việc không chỉ ăn no mà phải ăn ngon hơn, chất lượng hơn, an toàn hơn, nâng chất lượng cuộc sống.