Ngày 30/5, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã có buổi làm việc với một số đơn vị để trao đổi, đề xuất về việc triển khai thí điểm mô hình quận, huyện chuyển đổi số điển hình trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Với chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số”, Tháng Thanh niên năm 2023 là dịp để tăng cường chuyển đổi số đồng bộ trên tất cả các mặt công tác của Đoàn; phát huy vai trò của thanh niên tham gia tích cực công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số.
Sau đại dịch, đáp ứng yêu cầu cấp bách cho việc phục hồi và tăng tốc phát triển, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, chủ động, tích cực tìm những hướng đi mới, tận dụng những ưu thế về công nghệ trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Chuyển đổi số được xem là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, bên cạnh đó những mặt làm được, hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp hiện nay vẫn tồn tại một số vấn đề.
Là hợp tác xã đầu tiên trên toàn quốc tiên phong về lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số, sau 12 năm hoạt động, Hợp tác xã CNTT Huế đã có trên 100 sản phẩm và giải pháp về công nghệ, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực hoạt động của kinh tế tập thể.
Từ những đóng góp tích cực của VNPT Bắc Giang, những năm gần đây tỉnh Giang đã gặt hái nhiều kết quả tích cực trong cải cách hành chính (CCHC) và điều hành kinh tế; thứ hạng CCHC của tỉnh liên tục thăng hạng, tốc độ phát triển GRDP của tỉnh nằm ở nhóm dẫn đầu cả nước…
Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. Trong xu thế đó, hệ thống thông tin khoa học và công nghệ, các cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ được quan tâm xây dựng, vận hành trên toàn cầu và tại mỗi quốc gia, mỗi địa phương.
Trên 500 nhà báo thuộc 182 cơ quan báo chí trong cả nước đã tham gia Chương trình đào tạo Chuyển đổi số báo chí Việt Nam năm 2022. Chương trình do Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Google Châu Á - Thái Bình Dương đồng tổ chức, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) là đơn vị điều phối chương trình.
Từ khi hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia chính thức vận hành, cho đến hết tháng 10/2022, đã có hơn 3 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Trong quá trình chuyển đổi số, công nghệ được cho là phương tiện còn con người là yếu tố quyết định sự thành công. Nhận thức rõ điều đó, ngoài hoàn thiện hạ tầng, công nghệ, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đến nguồn “nhân lực số”, cùng với việc hình thành nên thói quen, thay đổi nhận thức của người dân để bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bắt nhịp xu thế đó, Quảng Ninh đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số để gia tăng giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng tăng trưởng, chất lượng cuộc sống cũng như năng lực cạnh tranh của tỉnh.