Thưa bà, gần đây thay vì đi du lịch 1 cách thông thường thì nhiều người đã mạnh tay mua thêm một căn nhà nghỉ dưỡng tại vùng biển hay khu du lịch để tận hưởng cùng gia đình. Xu hướng mua căn nhà thứ 2 hay là second home thì ngày càng nở rộ. Theo bà, đâu là sức hấp dẫn của thị trường second home? Theo kinh nghiệm của bà, đây có phải một xu hướng của thế giới, hay chỉ là hiện tượng riêng của Việt Nam trong giai đoạn ngắn hạn này thôi?
Bà Bùi Kim Thùy: Tôi nghĩ không phải là “mạnh tay” đâu, mà là rất “nhẹ tay”, vì việc mua cho mình một căn nhà thứ hai - second home không phải là mới. Đây là xu hướng của khu vực, của thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Với một nước có đường bờ biển dài như Việt Nam, thì việc chúng ta suy nghĩ muốn nhiều hơn 1 căn nhà là điều rất bình thường. Second home chỉ là cách gọi cho việc sở hữu nhiều hơn một căn nhà thôi.
Rất nhiều người trong số chúng ta có thể có nhiều hơn cả số 2, thậm chí là 3-4 căn nhà ở nhiều nơi. Người dân Việt Nam sở hữu nhiều hơn một căn nhà tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng cũng là việc bình thường. Không chỉ bó hẹp với những căn second home biển, chúng ta còn có những căn nhà có hướng ra sông, hồ, núi.
Theo bà, triển vọng của thị trường second home sẽ như thế nào trong tương lai? Liệu dịch bệnh Covid-19 vừa qua có làm giảm bớt tiềm năng của kênh đầu tư này trong dài hạn hay không?
Chúng ta có 2 cách nhìn. Một cách nhìn trong ngắn hạn, một cách nhìn trong dài hạn, cách nhìn giữa “đầu tư và đầu cơ”. Đầu tư là phải xác định bỏ nguồn lực tài chính trong 1 khoảng thời gian dài mới nhận ra lợi ích của việc đầu tư. Còn đầu cơ thì trong 1 khoảng thời gian rất ngắn, thậm chí mang tính chộp giật, hay bỏ qua yếu tố về mặt pháp lý để mong có thể “lướt ván lướt sóng” đón được 1 chút lợi ích cực kỳ nhanh chóng, mà nguồn lực bỏ ra trong khoảng thời gian ngắn. Tôi nghĩ dịch bệnh rồi sẽ qua thôi, dịch bệnh là chung của các thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Tuy nhiên trong dài hạn, kênh đầu tư về bất động sản vẫn sẽ được đánh giá là một kênh đầu tư an toàn và chắc chắn sinh lời.
Bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia kinh tế, đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean
Xu hướng này diễn ra từ trước đây chứ không phải bây giờ. Các nhà đầu tư phía Bắc đã quan tâm đến các dự án TP. Hồ Chí Minh và những dự án lân cận xung quanh bởi yếu tố đi lại, môi trường đầu tư, sự kết nối giao thương, cơ sở hạ tầng, đường bay giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh rất dễ dàng. Gần đây có rất nhiều dự án được mở rộng ra các tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Phú Quốc, Bình Thuận… Các nhà đầu tư luôn tìm những vị trí mới để tạo ra giá trị và khả năng lợi nhuận cao hơn.
Tôi có quan niệm dưới ánh nắng cái gì cũng rất đẹp, vì vậy tôi có xu hướng tiến về phương Nam là nơi có nhiều ánh nắng. Đối với một người chỉ có một chút ít tiền như tôi, thì để đầu tư an toàn thì chắc chắn tôi sẽ có thêm second home ở phía Nam, nơi có nắng gần như quanh năm. Trước đây có một số người có xu hướng mua bất động sản ở nước ngoài. Nhưng tới bây giờ tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến rằng không có nơi nào tuyệt hơn Việt Nam.
Bà đánh giá thế nào về thành phố Phan Thiết, Bình Thuận với dự án Novaworld Phan Thiết do Novaland phát triển. Bà cho rằng Phan Thiết có tiềm năng phát triển hạ tầng và biến thành vùng du lịch giàu có, liệu có khả thi không?
Tôi nghĩ hoàn toàn khả thi. Phan Thiết là điểm đến yêu thích không chỉ cho các khách du lịch bình thường hay nhà đầu tư tiềm năng, do ở Phan Thiết có rất nhiều nắng, với địa hình bờ biển tự nhiên rất đẹp. Và đây không phải lời tư vấn hay khuyên với mọi người, nhưng tôi nghĩ khi quyết định xuống tiền với bất động sản chúng ta nên lựa một chủ đầu tư có uy tín là rất quan trọng. Hiện nay với dự án Novaworld Phan Thiết thì Novaland là chủ đầu tư như vậy.
Nhiều người chưa có thói quen có luật sư hoặc chuyên viên tư vấn pháp lý đi kèm. Để cho khoản tiền đầu tư của mình sinh lời an toàn trong dài hạn thì các nhà đầu tư tiềm năng cũng nên lựa chọn chủ đầu tư uy tín, cùng với công ty luật hoặc luật sư tử tế đi với mình.
Có 1 thực tế hiện nay là ở Việt Nam, các cam kết lợi nhuận của các chủ đầu tư đặc biệt là trong ngành bất động sản nghỉ dưỡng thì thường cam kết trên truyền thông. Có rất ít dự án được chủ đầu tư cam kết bằng hợp đồng, bằng văn bản, tôi ví dụ như Novaworld Phan Thiết là một số ít dự án có cam kết bằng văn bản về gói đầu tư ngoại hạng, có mức lợi nhuận lên tới 16%. Bằng kinh nghiệm đã đi nhiều nơi trên thế giới của bà, thì việc cam kết trên truyền thông này có phải là một lỗ hổng chính sách, để cho rất nhiều người xuống tiền tươi sau đó chỉ nhận lại cam kết 10 - 13% ở trên giấy. Đây có phải là điều mà chúng ta cần sửa trong chính sách không?
Những sản phẩm được quảng cáo trên truyền thông hằng ngày trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng thì chưa chắc có bất kì một điều gì chắc chắn 100% đảm bảo rằng là những thứ được quảng cáo sẽ đúng như là sự thật. Chính vì thế mà tôi luôn nhấn mạnh rằng, các nhà đầu tư nên là nhà đầu tư thông minh, hay nhà đầu tư khôn ngoan hay người tiêu dùng thông minh, khôn ngoan là vì thế.
Nếu mà chúng ta có một chủ sở hữu bất động sản, ở đây là Novaland mà có cam kết bằng văn bản thì trước tiên là một điều rất là đáng quý. Thứ hai, là tôi nhắc đi nhắc lại chúng ta hãy quen với việc có công ty tư vấn, có luật sư đi kèm khi giao dịch.
Thêm vào đó, tôi nghĩ chỉ chủ đầu tư nào cũng chỉ cần làm 1 thứ thôi là làm tử tế. Làm tử tế bao gồm làm sản phẩm tử tế và làm truyền thông tử tế. Tức là nhà đầu tư ở đây là khu bất động sản nghỉ dưỡng như Novaland họ làm ra những sản phẩm tử tế và họ sử dụng dịch vụ truyền thông tử tế.
Về vĩ mô thì các doanh nghiệp bất động sản nên làm gì trong tương lai gần để trụ vững, thu hút khách hàng, phát triển trong bối cảnh kinh tế này, bà có khuyến cáo nào dành cho các cái doanh nghiệp bất động sản?
Tôi rất là thích từ “tính thanh khoản”. Lúc trước tôi học ở Harvard riêng một khóa về tính thanh khoản. Nếu tính thanh khoản không cao thì một là phải rất nhiều tiền, không thì không sống sót được.
Xin cảm ơn bà!