Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam trân trọng giới thiệu bài tham luận của TS Hoàng Văn Va đến độc giả.
Viện Kinh tế và Pháp luật Quốc tế là tổ chức khoa học công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam được thành lập có chức năng: Tập hợp đoàn kết các nhà khoa học, các chuyên gia về lĩnh vực pháp luật, kinh tế, đối ngoại, xã hội trong và ngoài nước, nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, đào tạo, bồi dưỡng và chuyển giao trí thức, công nghệ trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và pháp luật quốc tế.
Viện có nhiệm vụ: Nghiên cứu về cơ chế, chính sách về pháp luật, quản lý, hội nhập kinh tế, quan hệ quốc tế, địa - chính trị và kinh tế thế giới; Nghiên cứu lý luận về pháp luật khoa học quản lý, dự báo phát triển kinh tế - xã hội và chính trị ở các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Thực hiện các đề tài, dự án về vấn đề pháp luật quan hệ quốc tế, xã hội học và kinh tế quốc tế; Tư vấn thông tin, tuyên truyền pháp luật, quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới .
Thực hiện các dịch vụ KH&CN: Hội nghị, hội thảo khoa học; mời các chuyên gia liên quan đến các vấn đề pháp luật, kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ của các đơn vị; tổ chức hợp tác đầu tư và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Hợp tác với các cá nhân, tổ chức, đơn vị giáo dục trong nước và nước ngoài trong nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về quan hệ quốc tế kinh tế thế giới và khoa học xã hội.
Hiện nay, Viện Kinh tế và Pháp luật Quốc tế đã và đang đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tư vấn, hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và hoạt động khởi nghiệp gắn liền với đổi mới sáng tạo. Viện Kinh tế và Pháp luật Quốc tế luôn quan tâm nghiên cứu tìm hiểu mô hình đào tạo, tư vấn phát triển kinh doanh, đổi mới sáng tạo tại các nước trên thế giới để áp dụng cho phù hợp với hoàn cảnh các doanh nghiệp Việt Nam và tìm đối tác với đất nước triệu voi.
Trong định hướng phát triển, Viện Kinh tế và Pháp luật Quốc tế sẽ hướng tới việc tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là tìm kiếm thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp trong nước. Với mục tiêu nghiên cứu xây dựng bộ tài liệu về tiềm năng phát triển kinh tế thông qua các sản phẩm nông nghiệp sạch, sản phẩm Ocoop được thường xuyên và bền vững xuất khẩu sang thị trường các nước trong đó có thị trường Lào. Kết quả nghiên cứu, các số liệu được hoàn thiện thành báo cáo gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền, ngoài ra sẽ được thông tin bằng hình ảnh video, dựng phim tài liệu đưa trên trang pháp luật TV, phapluatkinhtequocte.vn.
Hiện tại Viện Kinh tế và Pháp luật Quốc tế đang nghiên cứu hoàn thiện thuyết minh đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đề xuất nhiệm vụ truyền thông quảng bá các điển hình khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường nước ngoài…..
Viện Kinh tế và Pháp luật Quốc tế được ra đời dưới sự hỗ trợ của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, kết hợp hài hòa giữa hai thế hệ giữa kiến thức uyên bác và độ nhiệt huyết của cán bộ trẻ trong thời kỳ 4.0, Biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết giữa các bên sẽ được triển khai trong thời gian 05 năm và trước mắt là các vụ việc đã bắt đầu triển khai và chuẩn bị triển khai nhằm góp phần tích cực phát triển môi trường khởi nghiệp và sáng tạo, tạo môi trường thuận lợi cho đội ngũ các nhà lãnh đạo trẻ mở ra nhiều triển vọng trong tương lai với nước bạn Lào.
Một số đề xuất của Viện:
Nghiên cứu chính sách, pháp luật của Lào; Tư vấn lập Quy hoạch hệ thống điện, Năng lượng tái tạo và Khu công nghiệp;
Đào tạo chuyên gia về Năng lượng tái tạo (hiện nay tại Lào đã có sẵn đội ngũ sinh viên được đào tạo kỹ thuật tại Việt Nam, là nguồn nhân lực quan trọng trong giai đoạn phát triển và chuyển dịch năng lượng hiện nay).
Tư vấn phát triển dự án đầu tư; Xúc tiến kêu gọi Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài;