Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế khởi sắc lạc quan từ những bước đi đầu tiên

Cập nhật lúc 10:14, 20/10/2020

(PLKTQT) - Mặc dù mới được thành lập và đúng vào đợt đại dịch Covid - 19 nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, Hội đồng Sáng lập Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế đã nhanh chóng tập hợp đội ngũ cán bộ có năng lực, uy tín, say mê công việc tổ chức tham gia các hoạt động nghiên cứu, dịch vụ khoa học - công nghệ. Kết quả bước đầu tuy còn rất khiêm tốn và còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã thể hiện bước đi đúng hướng, tạo niềm tin cho sự phát triển của Viện trong tương lai.

 

 Hình ảnh: Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế khởi sắc lạc quan từ những bước đi đầu tiên số 1

 Bà Nguyễn Thị Thu Hiền (đứng giữa) – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế trao Quyết định thành lập các ban chuyên môn.

Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế (tên tiếng Anh: Institute for International Economics and Law, viết tắt IIEL), được thành lập ngày 14/1/2020 theo quyết định số 45/QĐ- LHHVN của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Viện có  địa chỉ tại số 66 C, tổ 10C, cụm 4, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội; Văn phòng làm việc tại: 37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội. Chức năng của Viện là tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ có trình độ chuyên môn để nghiên cứu thực hiện các đề tài, dự án, các dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực kinh tế và pháp luật quốc tế.

Hình ảnh: Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế khởi sắc lạc quan từ những bước đi đầu tiên số 2

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền (đứng giữa) với các cán bộ của Viện.
Theo đó, Viện có nhiệm vụ nghiên cứu về cơ chế, chính sách, pháp luật, quản lý, hội nhập kinh tế, quan hệ quốc tế, địa-chính trị và kinh tế thế giới; nghiên cứu lý luận về pháp luật, khoa học quản lý, dự báo phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia, các vùng lãnh thổ; tư vấn thông tin, tuyên truyền pháp luật, quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới; tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ của các đơn vị, in ấn phát hành các ấn phẩm, tổ chức hội nghị, hội thảo về các lĩnh vực có liên quan; hợp tác, liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Viện.

Lịch sử trên thế giới đều đã minh chứng, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại và của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, từ xã xưa ông cha ta đã từng coi trọng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Ngày nay, Đảng ta đã khẳng định: “Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức.”; “... Xây dựng đội ngũ tri thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước... Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững”.

Hình ảnh: Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế khởi sắc lạc quan từ những bước đi đầu tiên số 3

 Bà Dương Thị Hà (đứng giữa) – Viện trưởng Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế cùng các cán bộ của Viện

Sau gần một năm đi vào hoạt động, bộ máy tổ chức của Viện đã được hình thành và từng bước vận hành đúng hướng, hiệu quả. Các công trình nghiên cứu, dự án, đề tài khoa học của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của Viện đã đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế -xã hội ở nhiểu địa phương trong cả nước, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Hình ảnh: Viện kinh tế và pháp luật quốc tế khởi sắc lạc quan từ những bước đi đầu tiên số 4

Cây lê xanh ở Xin Ma Cai

Có thể kể đến chương trình nghiên cứu tiềm năng vùng nguyên liệu sản xuất hàng nông sản ở huyện vùng cao Sin Ma Cai (Lào Cai) với việc mở rộng diện tích cây ăn quả ôn đới (cây mận tím,  cây lê xanh), mở ra hướng mới cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững ở nông thôn của huyện với tỷ lệ đạt hơn 11% /năm.
Hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao núi đá, biên giới nay đã thoát nghèo, đang vươn lên làm giàu tại chỗ.

Hình ảnh: Viện kinh tế và pháp luật quốc tế khởi sắc lạc quan từ những bước đi đầu tiên số 5

Cây bưởi Diễn trên đất Sơn Lôi ( huyện Bình Xuyên)

Công trình nghiên cứu sản phẩm chè Shan tuyết  của Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, đưa sản phẩm chè Shan tuyết tiếp cận thị trường quốc tế. Chè Shan tuyết là 1 trong 80 sản phẩm chè của cả nước được tôn vinh “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam 2020”. Viện phối hợp tư vấn Công ty TNHH Du lịch Việt- Nga trong việc xuất khẩu trên 500 tấn hàng nông sản sang thị trường Liên bang Nga, trong đó thanh long ruột đỏ chiếm 10%.  Thanh long ruột đỏ hiện là loại cây ăn quả chủ lực của người dân huyện Sông Lô (tỉnh Vĩnh Phúc).
Tiếp đến là đề tài nghiên cứu áp dụng cải tiến khoa học công nghệ, mở rộng mô hình sản xuất hàng đặc sản gạo nếp Thẳm Dương, một sản phẩm nổi tiếng được người dân địa phương gọi là “Nữ hoàng đệ nhất nếp”…Và còn nhiều công trình , đề tài khoa học thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác như công trình  nghiên cứu sản phẩm OCOP tư vấn kết nối với thị trường sản phẩm từ nông nghiệp, chương trình liên kết và hợp tác với công ty tư vấn A-one trong lĩnh vực nghiên cứu tư vấn tài chính và đạo tạo kế toán tài chính phục vụ doanh nghiệp,  chương trình phối hợp với Công ty TNHH công nghệ xử lý nước TA với mục đích giới thiệu và quảng bá công nghệ xử lý nước MET- một công nghệ xử lý nước thải và nước sinh hoạt mới nhất trên thế giới …Những công trình, những đề tài khoa học này đã đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân, cho các doanh nghiệp, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Nb. Thái Quý

  • Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 18019080
Lượt truy cập hôm nay: 51053
Lượt truy cập tuần qua: 350371
Liên Hiệp HTX Ocop Việt Nam và Liên hiệp HTX Việt Nam với sự tham gia Viện Kinh tế và Pháp luật quốc tế hỗ trợ tiêu thụ nông sản tại đường Cổ Linh, Hà Nội và tiếp tục mở thêm 10 điểm bán hàng hỗ trợ nông sản bị ảnh hưởng Covid-19.