Hình ảnh: Chuyện chống dịch ở xóm trọ công nhân – còn đó những tấm lòng số 1
Căn phòng trọ của công nhân nghèo
Khi dịch đến nhà
- Ông Sim ơi, nhà còn bột ngọt (mì chính) không? Cho tôi xin ít kho con cá, nhà hết trơn trọi rồi”
- Tui có nè. 
Không phải giọng ông Sim, mà là bà Quế cách nhà tôi hai phòng vọng sang. Một hồi sau tôi nghe tiếng lạch bạch bước chân của bà Quế bên ngoài rồi bà ấy gọi vào. 
Tui để ngoài hàng rào, để tui đi về nhà rồi chú ra lấy.
Đó là câu chuyện mở đầu của anh Võ Văn Thật – 35 tuổi, sống tại xóm trọ dành cho công nhân thuộc Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, Long An khi chúng tôi về thăm. Những ngày đầu tháng 5, dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát mạnh tại TPHCM khiến người dân vùng ven như ở huyện Cần Giuộc, Long An này cũng sống trong nơm nớp lo sợ. Theo chia sẻ của anh Thật, ở xóm trọ đa số đều là anh em công nhân trong khu công nghiệp Long Hậu và khu công nghiệp Hiệp Phước. Cả ngày chỉ có mấy cụ bà lên phụ chăm cháu ở nhà. Đến tận khuya, sau khi tăng ca về thì xóm mới có tiếng nói cười rôm rả hẳn lên. Anh Thật kể: “Khi dịch COVID - 19 bùng phát là cái xóm này im ắng lạ thường, cứ như nhà máy bắt tăng ca cả ngày lẫn đêm ấy”.
Cũng phải, khi dịch COVID - 19 hoành hành, tất cả người dân đều được khuyến cáo “ai ở đâu thì ở yên đấy”. Dù đi làm về trễ hay không tăng ca về sớm thì những anh chị em công nhân đều tuân thủ các quy định phòng chống dịch. Anh Phạm Văn Sim – 33 tuổi, công nhân bốc xếp sống tại xóm trọ kể thêm với chúng tôi: “Cứ ngày mấy bận anh ạ, cán bộ trên xã mặc đồ phòng chống dịch trùm kín người, chạy xe gắn máy liên tục phát loa kêu gọi bà con ở yên trong nhà. Nhìn thấy là ớn lạnh rồi nên hôm nào mà không đi làm là tụi tui cứ nằm miết ở trong nhà.”
Anh Thật nói thêm: “Lúc đó là mới hồi đầu, chưa có căng thẳng như lúc sau. Lúc mà trên thành phố (TPHCM) báo đăng số ca dương tính tăng đột biến mỗi ngày, rồi thành phố bị cách ly cái ở dưới này cũng bị giản cách – cách ly theo. Đang làm nhà máy yên ổn cái bị cho nghĩ việc ở nhà hết trơn trọi.”
Anh Sim hồ hởi kể thêm: “Hồi đó trên nhà máy (khu công nghiệp) có mấy ca dương tính đó, rồi họ bắt cách ly tại nhà máy. Vợ tui nè, nó làm cùng bộ phận có dương tính, rồi nó cũng bị cách ly trên đó luôn.”

Hình ảnh: Chuyện chống dịch ở xóm trọ công nhân – còn đó những tấm lòng số 2
Phóng viên gặp bà Kiên ở khu trọ
Cả xóm chống dịch
Khi bắt đầu thời gian giản cách xã hội, cuộc sống của hơn 40 gia đình ở khu trọ công nhân cũng thay đổi. Ông Đào Văn Hang – 59 tuổi, trọ tại phòng trọ số 1 kể lại: “Vì nhà tui ở đầu khu nên ai ra vào là tui biết liền. Hôm mới giản cách ai cũng căng thẳng, ai cũng sợ không giám bước ra ngoài. Có một hôm vào buổi tối, tui thấy có bóng người từ trong khu trọ đi ra ngoài. Hoảng quá tui gọi ngay cho chủ nhà trọ để báo. Thế là ổng nói, tui đó, không phải người lạ đâu. Tui vô trỏng để khẩu trang trước mỗi nhà 1 bịch cho bà con xài. Khẩu trang của mạnh thường quân mới cho nên yên tâm nhé.”
Trong khoảng thời gian giản cách xã hội, khu công nghiệp tạm ngưng hoạt động, xóm trọ ai cũng ở nhà trừ một số trường hợp nghi nhiễm COVID – 19 nên cách ly tại chỗ ở nhà máy. 
Một buổi trưa ngày giản cách xã hội, vợ chồng anh Danh Riêu (quê ở Sóc Trăng) làm công nhân sản xuất bao bì tại khu công nghiệp Long Hậu khi đang nằm ở phòng thì nghe cô Kiên cách đó 2 phòng gọi qua. “Chú Riêu ơi, chú chỡ con Mít (cháu bà Kiên) đi khám dùm tui với, nó sốt nằm li bì từ trưa tới giờ mà cha mẹ nó đang bị cách ly ở trên nhà máy không về được. Chú giúp tui với?”
Nghe vậy anh Riêu liền mặc quần áo dắt xe ra thì chị vợ liền bảo: lỡ con Mít nó bị covid rồi anh về lây cho con mình thì sao. Anh Riêu nhìn vợ rồi trấn an: thôi em đưa cho anh bộ đồ, lên đó có gì anh cách ly ở trạm y tế luôn để khỏi về lây cho con.
Thế là anh Riêu vẫn lấy xe chỡ bé Mít lên trạm y tế xã. Cũng may bé chỉ bị sốt xuất huyết được cho ở lại điều trị. Cả anh và bé Mít đều âm tính COVID - 19 sau khi test nhanh. Anh Danh Riêu kể thêm: “Em có nghĩ gì đâu, thấy bé sốt giống con gái em cũng mấy lần bị sốt vậy, không đưa nó đi khám kịp thời là còn nguy hiểm hơn cho nó”.
Hình ảnh: Chuyện chống dịch ở xóm trọ công nhân – còn đó những tấm lòng số 3
Anh Danh Riêu sống tại khu trọ hiện đang làm việc tại khu công nghiệp Long Hậu - Long An
Tình người nơi xóm trọ
Những ngày đầu giản cách xã hội, hầu hết mọi người ở xóm trọ công nhân đều phải nghĩ việc ở nhà. Với đa số anh chị em công nhân, không đi làm đồng nghĩa với không có tiền. Anh Sim kể thêm với chúng tôi: “Lúc đầu khi giản cách xã hội thì nhà tôi cũng ổn, nhưng đến tháng thứ 2 thì bắt đầu hết tiền nên không nhờ chủ nhà trọ mua thực phẩm dùm được nữa. Có hôm trong nhà chỉ còn mỗi hủ gạo. Tôi mới đánh liều ngồi trong phòng hô lên xem có ai còn dư canh hay rau cỏ gì cho tui mượn ít rồi sau này đi làm có tiền là trả lại à. Thiệt là không biết nói sao luôn, vừa hô xong là quá trời nhà kêu còn. Rồi có người bê canh, có người mang cá, mang thịt, mỗi người một ít để ngoài hàng lang rồi kêu tui ra lấy vào ăn. Thiệt không biết nói sao luôn, chỉ biết cảm ơn bà con xóm giềng rất nhiều”.
Từ đó, cứ đến bữa ăn, cái xóm trọ công nhân lại có thêm chuyện lâu lâu nghe văng vẳng tiếng hô: Nhà tui còn một ít cá kho chưa ăn hết, ai cầm hú tui nha…
Hơn 3 tháng giản cách, xóm trọ công nhân cũng có được nguồn thực phẩm của các hội từ thiện đến cung cấp. Nhưng trên hết, đó là tình làng nghĩa xóm ở cái xóm trọ này luôn được giữ vững và sẳn sàng san sẻ cùng nhau bất cứ lúc nào. Ông Nguyễn Văn Giàu, chủ khu trọ hơn 40 phòng ở đây cũng đã giảm tiền thuê trọ từ 1,2 triệu mỗi phòng còn 500 ngàn. Ngoài ra ông còn đi vận động được nhiều lần các mạnh thường quân, kể cả bản thân ông tự bỏ hơn 20 triệu đồng mua gạo, rau củ về chia cho bà con trong thời gian giản cách xã hội. Ông cho biết thêm: “Biết sao giờ, đa số người thuê ở đây là công nhân thu nhập ba cọc ba đồng, nếu họ không đi làm thì làm gì có tiền, khi đó muốn thu tiền nhà cũng đâu có mà thu.”
Ông Đào Văn Hang cho biết thêm: “Thời gian rồi cũng nhờ có ông Giàu chủ khu trọ có phước hết sức, giúp đỡ bà con. Từ đó mà nhiều người cũng học tập làm theo gương của ổng mới sống chan hoà như bây giờ. Nói thiệt là chưa bao giờ tui thấy ở đâu có cái xóm trọ hơn 40 phòng này lại trải qua những tháng ngày chống dịch covid-19 căng thẳng nhưng cũng đầy tình làng nghĩa xóm như ở đây. Đến bây giờ thì đâu cũng vào đấy rồi. Chúng tôi vẫn ổn, chí ít là chưa có ai bị gì nặng hay phải gọi xe cấp cứu đến đây, vậy là mừng lắm rồi.”
Thế Phan - Nguyễn Sơn

Hình ảnh: Chuyện chống dịch ở xóm trọ công nhân – còn đó những tấm lòng số 4

Cty CP Đầu Tư TPG Việt Nam hỗ trợ người lao động trong mùa dịch COVID - 19

Thời gian qua, dịch COVID -19 đã tác động lớn đến sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, từ đó đời sống của công nhân, người lao động cũng gặp rất nhiều khó khăn. Là một doanh nghiệp thực hiện các chương trình phúc lợi nhà ở cho Công nhân, ông Nguyễn Hoài Nghĩa Chủ tịch HDQT Cty CP Đầu Tư TPG Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp cùng chung tay, đồng hành với người lao động từng bước khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra. Theo chia sẻ của ông Nghĩa trong 4 tháng chống dịch vừa qua, doanh nghiệp đã ra thông báo giảm tiền thuê cho người lao động đang sống trong khu trọ. Cụ thể, giảm tiền thuê trên toàn hệ thống khu trọ với mức 50% cho 2 tháng 8 và 9; 70% cho tháng 9 và tháng 10. Không dừng lại ở đó, Cty CP Đầu Tư TPG Việt Nam còn hỗ trợ các nhu yếu phẩm như gạo, mì gói, trứng,… và một số thiết bị phòng chống dịch bệnh như khẩu trang, nước rửa tay, giúp người thuê trọ vượt qua thời điểm khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.