Hình ảnh: Nghiên cứu chính sách bầu cử đại biểu Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội thống nhất cả nước có 184 đơn vị bầu cử để bầu 500 ĐBQH Khoá XV nhiệm kỳ 2021- 2026. TPHCM được bầu 30 ĐBQH... số 1
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu. (Ảnh: TTXVN)
Vừa qua, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, chủ trì và điều hành Phiên họp thứ 3 của Hội đồng Bầu cử quốc gia.
Tại Phiên họp, các đại biểu nghe Báo cáo kết quả điều chỉnh sau Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội Khóa XV và tình hình các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương chuẩn bị Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Kết thúc phiên họp, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết quy định về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử trong cả nước. Theo đó, cả nước sẽ thành lập 184 đơn vị bầu cử. Nghị quyết sẽ được công bố trong ngày 4-3 theo đúng quy định.
 
Hình ảnh: Nghiên cứu chính sách bầu cử đại biểu Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội thống nhất cả nước có 184 đơn vị bầu cử để bầu 500 ĐBQH Khoá XV nhiệm kỳ 2021- 2026. TPHCM được bầu 30 ĐBQH... số 2
Mới đây, Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã ban hành Nghị quyết số 64/NQ-HĐBCQG vào ngày 04/3/2021 về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, tổng số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 trong cả nước là 184 đơn vị và số đại biểu Quốc hội được bầu là 500 đại biểu.
1.TP Hồ Chí Minh được bầu với 30 đại biểu, tại 10 đơn vị bầu cử. 
2.TP Hà Nội được bầu 29 đại biểu, tại 10 đơn vị bầu cử.
3. Tỉnh Thanh Hóa được bầu 14 đại biểu, tại 5 đơn vị bầu cử.
5. Tỉnh Nghệ An được bầu 13 đại biểu, tại 5 đơn vị bầu cử.
6. Tỉnh Đồng Nai được bầu 12 đại biểu, tại 4 đơn vị bầu cử
7. Tỉnh Bình Dương được bầu 11 đại biểu, tại 4 đơn vị bầu cử.
Bên cạnh đó, có nhiều địa phương được bầu từ 6 đến 9 đại biểu Quốc hội khóa XV như sau:
*6 địa phương được bầu 9 đại biểu/địa phương, gồm: Hải Phòng, An Giang, Bắc Giang, Đắc Lắc, Hải Dương, Thái Bình.
*
7 địa phương được bầu 8 đại biểu/địa phương, gồm: Đồng Tháp, Gia Lai, Kiên Giang, Long An, Nam Định, Quảng Ninh, Tiền Giang.
*17 địa phương được bầu 7 đại biểu/địa phương, gồm: Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Phú Thọ, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Sơn La. Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế.
*27 địa phương được bầu 6 đại biểu/địa phương, gồm: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bình Phước, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Hà Giang, Hà Nam, Hậu Giang, Hòa Bình, Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Trị, Tây Ninh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
 
Hình ảnh: Nghiên cứu chính sách bầu cử đại biểu Quốc hội: Chủ tịch Quốc hội thống nhất cả nước có 184 đơn vị bầu cử để bầu 500 ĐBQH Khoá XV nhiệm kỳ 2021- 2026. TPHCM được bầu 30 ĐBQH... số 3
Chủ tịch Uỷ ban bầu cử TP Nguyễn Thị Lệ phát biểu tại phiên họp TP HCM 
Thực hiện Nghị quyết số 64/NQ-HĐBCQG của Hội đồng Bầu cử Quốc gia ban hành, TPHCM đã đề xuất 10 đơn vị bầu cử; Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV 30 người; Mỗi đơn vị bầu cử tại TPHCM bầu 3 ĐBQH cụ thể như sau: 
Đơn vị số 1: Thành phố Thủ Đức.
Đơn vị số 2: Quận 1, Quận 3 và quận Bình Thạnh.
Đơn vị số 3: Quận 5, Quận 8 và Quận 11. 
Đơn vị số 4: Quận 10 và Quận 12.
Đơn vị số 5: Quận Tân Bình và Quận Tân Phú.
Đơn vị số 6: Quận Bình Tân.
Đơn vị số 7: Quận Phú Nhuận và Quận Gò Vấp.
Đơn vị số 8: Quận 6 và huyện Bình Chánh.
Đơn vị số 9: Quận 4, Quận 7 và các huyện: Nhà Bè, Cần Giờ.
Đơn vị số 10: Huyện Củ Chi và Huyện Hóc Môn.
Sau các lần hiệp thương, từ 60 người được giới thiệu sẽ còn 50 người ứng cử ĐBQH, tiến hành bầu tại 10 đơn vị bầu cử để bầu ra 30 ĐBQH khóa XV.
Tại phiên họp thứ 3 ngày 02/3 Ủy ban Bầu cử TPHCM tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử TP Nguyễn Thị Lệ yêu cầu Uỷ ban bầu cử TP Thủ Đức, các huyện phải đảm bảo theo tiến độ và hoàn tất các nghị quyết công bố các đơn vị bầu cử cụ thể như sau: 
*Từ ngày 01 đến ngày 11/3 các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ giới thiệu ứng cử viên ĐBQH khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác.
*Các đơn vị lưu ý về mốc thời gian lần thứ 2 trước 17 giờ ngày 14/3/2021 là kết thúc. Riêng thứ bảy ngày 13/3 và chủ nhật ngày 14/3, nhận hồ sơ từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 (buổi sáng), từ 13 giờ 00 đến hết 17 giờ 00 (buổi chiều). Ủy ban bầu cử TP sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐNDTP và bộ phận tiếp nhận hồ sơ đặt ở lầu 1, phòng số 3 Sở Nội vụ TP.
Để cuộc bầu cử được tổ chức bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là ngày hội của toàn dân, Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử TP Nguyễn Thị Lệ yêu cầu Uỷ ban bầu cử TP Thủ Đức và các huyện cần có địa điểm nơi tiếp nhận hồ đối với các ứng cử viên đảm bảo đúng theo quy định pháp luật. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải đảm bảo xem xét kỹ các thành phần theo quy định và hình ảnh phải mới chụp trước 6 tháng. Bên cạnh đó, phải đảm bảo công tác giải quyết khiếu nại, kiến nghị của công dân về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử phải chặt chẽ, kịp thời, chính xác./.
Nguyễn Sơn