Hình ảnh: Viện Kinh Tế Và Pháp Luật Quốc Tế nghiên cứu  tiềm năng vùng nguyên liệu sản xuất hàng nông sản của vùng đất và con người vùng cao Việt Nam số 1

- Về chính sách, vốn đầu tư.

Với đặc thù cây ăn quả ôn đới có chu kỳ kinh doanh dài, chi phí đầu tư trồng, chăm sóc lớn nên cần có chính sách ngân sách Nhà nước hỗ trợ đặc thù. Một số chính sách cụ thể như sau: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cho các lớp tập huấn, các hội nghị, công tác chỉ đạo, tuyên truyền và tài liệu cho đơn vị thực hiện mô hình.

Hình ảnh: Viện Kinh Tế Và Pháp Luật Quốc Tế nghiên cứu  tiềm năng vùng nguyên liệu sản xuất hàng nông sản của vùng đất và con người vùng cao Việt Nam số 2

Hỗ trợ 100% cây giống, phân bón vô cơ trong 3 năm đầu thời kỳ kiến thiết cơ bản. Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP. 

 

Hình ảnh: Viện Kinh Tế Và Pháp Luật Quốc Tế nghiên cứu  tiềm năng vùng nguyên liệu sản xuất hàng nông sản của vùng đất và con người vùng cao Việt Nam số 3

Xác định rõ tiềm năng, thế mạnh cũng như khó khăn, vướng mắc trong việc nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác, ngay  từ đầu nhiệm kỳ 2015-2020 BCH Đảng bộ huyện đã ban hành các Đề án trọng tâm trong đó có Đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng; Đề án phát triển chăn nuôi; đặc biệt là việc ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phát triển, mở rộng cây ăn quả ôn đới huyện Si Ma Cai đến năm 2020.

Hình ảnh: Viện Kinh Tế Và Pháp Luật Quốc Tế nghiên cứu  tiềm năng vùng nguyên liệu sản xuất hàng nông sản của vùng đất và con người vùng cao Việt Nam số 4

Cây ăn quả ôn đới nhất là cây mận Tả van và cây lê là cây trồng cho thu nhập cao, dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng chưa được quan tâm đầu tư nhân rộng, trước khi Ban Thường vụ Huyện ủy Ban hành Nghị quyết 04 diện tích cây ăn quả ôn đới toàn huyện chỉ có 93,4 ha, chủ yếu là cây già cỗi, năng suất thấp.

 

Hình ảnh: Viện Kinh Tế Và Pháp Luật Quốc Tế nghiên cứu  tiềm năng vùng nguyên liệu sản xuất hàng nông sản của vùng đất và con người vùng cao Việt Nam số 5

Sau 5 năm thực hiện diện tích cây ăn quả ôn đới trên toàn huyện là 797,3 ha, đạt 161% so với mục tiêu của Nghị quyết, trong đó diện tích trồng mới là 703,9 ha đạt 175,2% so với mục tiêu của Nghị quyết.  Diện tích đã cho thu hoạch đến năm 2020 là 178 ha, doanh thu đạt trên 18 tỷ đồng; nhất là xã Lùng Thẩn năm 2020 có 45 ha diện tích cây ăn quả ôn đới cho thu hoạch, doanh thu đạt trên 6,5 tỷ đồng. Đã có rất nhiều hộ gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng từ cây ăn quả ôn đới, tạo động lực khích lệ nhân dân trồng mới, mở rộng diện tích, chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là việc áp dụng một phần công nghệ cao (tưới nhỏ giọt, vin cành tạo tán) vào sản xuất

  

Hình ảnh: Viện Kinh Tế Và Pháp Luật Quốc Tế nghiên cứu  tiềm năng vùng nguyên liệu sản xuất hàng nông sản của vùng đất và con người vùng cao Việt Nam số 6

 - Về tiêu thụ sản phẩm.

Việc tiêu thụ sản phẩm phải được đảm bảo bằng việc ký kết các hợp đồng, biên bản ghi nhớ về bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp với UBND huyện. Ngoài ra, tăng cường công tác thông tin kinh tế, nhất là các thông tin về thị trường giá cả để các tổ chức kinh tế, người sản xuất nắm bắt kịp thời để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thúc đẩy phát triển; kêu gọi, xúc tiến đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

 

Hình ảnh: Viện Kinh Tế Và Pháp Luật Quốc Tế nghiên cứu  tiềm năng vùng nguyên liệu sản xuất hàng nông sản của vùng đất và con người vùng cao Việt Nam số 7

Nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành sản xuất phù hợp. Thực hiện đồng bộ hóa các khâu tiếp thị quảng cáo, thiết lập mạng lưới phân phối.
Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác có kinh nghiệm và truyền thống (khuyến khích hình thức thức tổ chức quản lý sản xuất đứng đầu là Hợp tác xã).
 
Hình ảnh: Viện Kinh Tế Và Pháp Luật Quốc Tế nghiên cứu  tiềm năng vùng nguyên liệu sản xuất hàng nông sản của vùng đất và con người vùng cao Việt Nam số 8
Hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững, sản xuất hàng hóa, cơ cấu kinh tế và cách  tổ chức sản xuất hợp lý . Với sự chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, những nỗ lực không ngừng của nhân dân các dân tộc, huyện Si Ma Cai
Đến nay, huyện Si Ma Cai đã trồng được 832 ha cây ăn quả ôn đới, hằng năm bán ra thị trường hơn 650 tấn lê xanh, mận tím đặc sản, thu về cho nông dân gần 40 tỷ đồng, góp phần tích cực xóa nghèo hiệu quả ở địa phương. 
 
Hình ảnh: Viện Kinh Tế Và Pháp Luật Quốc Tế nghiên cứu  tiềm năng vùng nguyên liệu sản xuất hàng nông sản của vùng đất và con người vùng cao Việt Nam số 9
Trưởng phòng ngông nghiệp và phát triển nông thôn ông: Trương Văn Tiến

Theo ông, Trương Văn Tiến; Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Si Ma Cai, việc phát triển cây ăn quả ôn đới đã mở ra hướng mới cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Tuy nhiên, người dân cần quan tâm đến nhiều vấn đề như áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, công tác thu hoạch, bảo quản và quảng bá sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh cho nông sản trên thị trường…

do “lựa đúng  chọn đúng cây trồng” cùng với quyết tâm, đồng lòng từ lãnh đạo các cấp đến người dân; thực hiện các giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp thực tế cho nên đã tạo động lực mới trong phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững ở nông thôn của huyện với tỷ lệ đạt hơn 11%/năm. Hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao núi đá, biên giới nay đã thoát nghèo, đang vươn lên làm giàu tại chỗ.

Bài và Ảnh: Nguyễn Lan