Dịch bệnh do chủng mới của vi rút Corona 2019 (COVID-19) được phát hiện lần đầu tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Tới nay, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đã ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19. Việt Nam đã ghi nhận trường hợp bệnh COVID-19 xâm nhập đầu tiên ngày 23/01/2020. Tính đến thời điểm này Việt Nam đã ghi nhận 27.714 trường hợp mắc COVID-19 được cách ly, điều trị tại các cơ sở y tế ở 38 tỉnh, thành phố. Hiện tại COVID-19 đại dịch nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh trên toàn cầu và diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường. Tuy nhiên với truyền thống nhân ái, tương trợ, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chế độ chính sách hỗ trợ kịp thời, cho nhân dân trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh COVID – 19.
 
Hình ảnh: Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” Chính Phủ Việt Nam chi ngân sách hàng chục nghìn tỷ hỗ trợ nhân dân trong cuộc chiến chống lại  COVID– 19. số 1
 
(Ảnh: minh họa)
 
Công dân Việt Nam thực hiện cách ly y tế, không tốn phí do nhà nước chi trả.
 
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID – 19 cho công dân Việt Nam đang thực hiện cách ly y tế. Những đơn vị được giao thực hiện cách ly y tế có trách nhiệm cung cấp bữa ăn cho người bị cách ly y tế bảo đảm kịp thời, thuận lợi. Trường hợp người bị cách ly y tế có yêu cầu bữa ăn theo nhu cầu (nếu có), thì phải tự chi trả phần chi phí tăng thêm. Việc yêu cầu cung cấp bữa ăn riêng của người bị cách ly phải phù hợp với điều kiện của cơ sở thực hiện cách ly y tế.
Đối với người Việt Nam: tiếp tục do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.
Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế là công dân Việt Nam không thu tiền:nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế với tổng chi phí là 40.000 đồng/ngày.
Về chi trả chi phí khám, chữa bệnh khác đối với trường hợp đang trong thời gian cách ly y tế tập trung mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị cụ thể như sau:
Đối với người có thẻ bảo hiểm y tế: Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám, điều trị trong trong phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế như trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến. Ngân sách nhà nước chi trả phần chi phí đồng chi trả của người bệnh và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế.
Đối với người không có thẻ bảo hiểm y tế: Người Việt Nam thì do ngân sách nhà nước chi trả.
 
Người nhập cảnh vào Việt Nam sẽ chi trả mức phí cách ly y tế như sau
 
Trước đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có Công văn 7713/VPCP – KTTH  ngày 15-9-2020 về việc thực hiện thu phí cách ly y tế tập trung đối với các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, cụ thể: Mức phí cách ly y tế tập trung: Đối với cá nhân thực hiện cách ly tập trung tại các doanh trại quân đội, các trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định làm nơi cách ly tập trung thì cá nhân phải tự chi trả các chi phí gồm: Chi phí tiền ăn: 80.000 đồng/ngày.Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế: 40.000 đồng/ngày. Tổng cộng .120.000đ
Đối với cá nhân có nhu cầu thực hiện cách ly tại khách sạn, resort, cơ sở khác được chọn làm nơi cách ly tập trung và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì cá nhân sẽ tự chi trả các chi phí về ăn, ở, sinh hoạt trong thời gian cách ly cho khách sạn, resort, cơ sở khác tuỳ theo mức giá do khách sạn, resort, cơ sở khác quy định.
Chi phí khám, điều trị bệnh COVID-19: Tất cả trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam phải chấp hành chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 và tự chi trả chi phí xét nghiệm cho cơ sở y tế theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành. Về chi phí khám, điều trị các bệnh khác trong thời gian cách ly y tế tập trung, đối với người có bảo hiểm y tế, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám, điều trị trong phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế, cá nhân tự chi trả phần chi phí đồng chi trả của người bệnh và các chi phí ngoài phạm vi hưởng bảo hiểm y tế nếu có.
Đối với người không có bảo hiểm y tế, hướng dẫn mới quy định người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức giá do cấp có thẩm quyền quy định theo quy định của pháp luật về khám, chữa bệnh, thay cho việc ngân sách chi trả như trước đây.
Những quy định nêu trên áp dụng đối với các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam và thực hiện cách ly tập trung từ ngày 1-9-2020.
 
Hình ảnh: Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” Chính Phủ Việt Nam chi ngân sách hàng chục nghìn tỷ hỗ trợ nhân dân trong cuộc chiến chống lại  COVID– 19. số 2
 
(Ảnh: minh họa)
 
Chế độ phụ cấp cho các đối tượng tham gia chống dịch.
 
Các đối tượng tham gia chống dịch COVID-19 đã hưởng chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định tại Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg.
*Đối tượng được giao thường trực chống dịch 24/24 giờ thì thời điểm hưởng phụ cấp thường trực 24/24 giờ kể từ ngày tiếp nhận ca nghi nhiễm COVID-19 đầu tiên nhưng không được sớm hơn ngày xảy ra dịch bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 1/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ cho đến hết ngày công bố là hết dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 29/3/2020.
*Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, đối với:Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; Người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
*Chế độ phụ cấp chống dịch mức 200.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, đối với:Người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; bảo quản tử thi người bệnh; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; thu gom vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bảo vệ khu điều trị cách ly; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Cán bộ y tế thực hiện giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước.
*Chế độ phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, đối với:Người thực hiện nhiệm vụ (không phải là chuyên môn y tế) tại cơ sở cách ly tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp); Người tham gia cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế; Người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly.
*Chế độ đối với người tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ: Mức phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ là 130.000 đồng/ngày, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ; Người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/phiên trực; Cán bộ y tế, quân đội, công an thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, khách sạn, resort, doanh nghiệp); người tham gia thực hiện nhiệm vụ phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh; người bảo vệ khu vực cách ly tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc COVID-19 được hỗ trợ tiền ăn là 80.000 đồng/ngày.
*Chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên, tình nguyện viên tham tham gia chống dịch trong thời gian có dịch COVID-19:Mức 130.000 đồng/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch; Mức 80.000 đồng/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.Trong thời gian qua, với tinh thần "chống dịch như chống giặc",Chính phủ, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, nhiều chế độ chính sách, kể cả chi ngân sách kịp thời để chăm lo cho nhân dân trong cuộc chiến chống lại COVID – 19.
 
 
Hình ảnh: Với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” Chính Phủ Việt Nam chi ngân sách hàng chục nghìn tỷ hỗ trợ nhân dân trong cuộc chiến chống lại  COVID– 19. số 3
 
(Ảnh: minh họa)
 
Theo báo cáo của Bộ Tài chính vào tháng 9/2020, ngân sách nhà nước đã chi khoảng 17,77 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.Trong đó, chi cho công tác phòng, chống dịch khoảng 5,37 nghìn tỷ đồng; chi hỗ trợ cho 12,6 triệu đối tượng bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 với số tiền 12,4 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chính phủ đã xuất cấp hàng chục nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm. Có thế nói, với mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau", có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc bảo đảm an sinh, góp phần giữ vững ổn định xã hội, đồng thời thể hiện sự quyết tâm của toàn hệ thống Chính Trị và toàn thể Nhân Dân Việt Nam, trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID -19./.
                                                                                              Hùng Sơn