Hình ảnh: Sáng 29/4, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới Covid-19, Ấn Độ với 204.812 ca tử vong số 1
Ảnh: minh hoạ
Tính đến 6h ngày 29/4, Việt Nam có tổng cộng 1.570 ca nhiễm COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca, riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca). Hà Nội 71 ngày và Hải Phòng 65 ngày, Hải Dương 35 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. 10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã 75 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 38.513, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 528; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 22.970; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 15.015.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, tổng số bệnh nhân khỏi bệnh ở nước ta đến nay là 2.516 /2.865. Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước hiện có 48 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 13 ca âm tính lần 1; 15 ca âm tính lần 2; 20 ca âm tính lần 3.
Hình ảnh: Sáng 29/4, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới Covid-19, Ấn Độ với 204.812 ca tử vong số 2
Ảnh: minh hoạ
Tính đến 16h ngày 28/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 425.638 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội. Chi tiết 92.445 người được tiêm tại 56 tỉnh/TP và các cơ sở y tế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong ngày 28/04/2021 như sau:
Đợt 1: Quảng Ninh: 460 người; Bộ Công an: 2.418 người
Đợt 2: Hà Nội: 3.765 người; Hải Phòng: 163 người; Thái Bình: 73 người; Nam Định: 1.280 người; Hà Nam: 651 người; Ninh Bình: 108 người; Bắc Giang: 4.085 người; Bắc Ninh: 924 người; Phú Thọ: 1.188 người; Vĩnh Phúc: 766 người; Hải Dương: 7.840 người; Hưng Yên: 1.604 người; Thái Nguyên: 547 người; Bắc Cạn: 353 người; Quảng Ninh: 2.480 người; Hoà Bình: 1.706 người; Nghệ An: 9.507 người; Hà Tĩnh: 647 người; Lai Châu: 230 người; Lạng Sơn: 1.714 người; Tuyên Quang: 422 người; Hà Giang: 897 người; Cao Bằng: 1.225 người; Yên Bái: 728 người; Lào Cai: 1.335 người; Sơn La: 234 người; Điện Biên: 887 người; Quảng Bình: 313 người; Quảng Trị: 934 người; Thừa Thiên - Huế: 978 người; Tp. Đà Nẵng: 274 người; Quảng Nam: 1.619 người; Quảng Ngãi: 560 người; Bình Định: 1.050 người; Phú Yên: 396 người; Khánh Hòa: 1.023 người; Bình Thuận: 1.419 người; Ninh Thuận: 777 người; Kon Tum: 1.683 người; Gia Lai: 2.558 người; Đắc Lắc: 3.657 người; Đắk Nông: 562 người; TP. Hồ Chí Minh: 11.107 người; Tiền Giang: 77 người; Lâm Đồng: 2.340 người; Cần Thơ: 1.069 người; Sóc Trăng: 2.020 người; Bến Tre: 526 người; Trà Vinh: 1.188 người; Vĩnh Long: 831 người; Đồng Tháp: 4.326 người; Bình Phước: 851 người; Kiên Giang: 207 người; Cà Mau: 592 người; Bạc Liêu: 1.163 người; Hậu Giang: 108 người.
 
Hình ảnh: Sáng 29/4, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới Covid-19, Ấn Độ với 204.812 ca tử vong số 3
Ảnh: minh hoạ
Trước nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập vào nước ta, TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội đã huỷ kế hoạch bắn pháo hoa, các lễ hội tập trung đông người, đồng thời tăng cường kiểm soát các công tác phòng, chống dịch COVID - 19, nâng mức cảnh báo nguy cơ lên mức độ cao và sẳn sàng kịch bản ứng phó với mọi tình huống xấu. Ngoài ra, tính đến thời điểm này, nhiều địa phương trên cả nước đã có thông báo dừng các hoạt động lễ hội, tập trung đông người dịp lễ 30/4 - 1/5.
Tại Hải Phòng, UBND thành phố đã dừng tổ chức lễ hội Hoa Phượng đỏ. Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tập trung đông người tại các điểm, khu du lịch như: Cát Bà, Đồ Sơn cũng bị hủy bỏ để đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 trong dịp lễ 30/4 - 1/5; Tại Ninh Bình, Lễ hội Tràng An 2021 sẽ tạm hoãn tổ chức để phòng chống dịch. Còn tại quần thể Danh thắng Tràng An vẫn đón du khách nhưng phải đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch; Bình Định ban hành văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, ban, ngành, đoàn thể... trên địa bàn toàn tỉnh nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. 
Các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Đắk Lắk cũng đã quyết định cắt giảm hoặc dừng các hoạt động lễ hội tập trung đông người để phòng chống dịch.
Để phòng chống, dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe người dân và du khách, mới đây quận Ninh Kiều.TP Cần Thơ đã ra thông  báo tạm hoãn ngày ra mắt phố đi bộ Ninh Kiều dự tính vào đêm 1/5, do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. 
Hình ảnh: Sáng 29/4, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới Covid-19, Ấn Độ với 204.812 ca tử vong số 4
Ảnh: minh hoạ
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện nghiêm các yêu cầu về an toàn COVID - 19.
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra sáng 26/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới hiện đang rất phức tạp, tiếp tục gia tăng về lượng người mắc bệnh, số người vào bệnh viện, số người chết và bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có một số nước láng giềng có chung đường biên giới phía Tây Nam. Trong nước đang tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại rất cao, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, đơn vị và từng người dân tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, nêu cao ý thức và trách nhiệm vì sức khỏe cộng đồng và cá nhân, tập trung thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra. Thủ trưởng các bộ, ngành, cơ quan và người đứng đầu các cấp ở địa phương chỉ đạo chủ động phối hợp, cập nhật tình hình trong nước và thế giới, rà soát để không ngừng hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý cho phù hợp với tình hình dịch bệnh và yêu cầu thực tế; không để bị động trong các kịch bản bùng phát dịch có thể xảy ra; bảo đảm chặt chẽ, đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, dễ thực hiện, dễ giám sát, dễ kiểm tra và rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Đối với cá nhân: Thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang. Đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức: Thực hiện nghiêm các yêu cầu về an toàn COVID-19; thường xuyên tự kiểm tra và cập nhật kết quả thực hiện trên bản đồ phòng chống dịch COVID-19. Các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước./.

Nguyễn Sơn